Nghe - viết: Nghe lời chim nói
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói
2. Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/ n hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3b
5 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 thứ 3 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
chính tả
Nghe - viết: Nghe lời chim nói
I. MụC đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói
2. Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/ n hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã
II. đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3b
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Kiểm tra 2 em: đọc lại 2 bản tin trong bài 3b (tiết 30) ; nhớ - viết lại tin đó trên bảng lớp
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài - Ghi đề
HĐ1: HD nghe - viết
- GV đọc bài chính tả.
+ Loài chim nói về điều gì ?
- Yêu cầu nhóm 2 em tìm từ khó viết
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ 5 chữ
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự bắt lỗi, GV giúp đỡ các em yếu.
- Chấm vở 5 em, chữa lỗi chung cả lớp
HĐ2: HD làm bài tập
Bài 2b:
- Gọi HS đọc bài tập 2b
- Yêu cầu nhóm 2 em làm bài, phát phiếu cho các nhóm
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3b:
- Hướng dẫn tương tự bài 2
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- Dặn chuẩn bị bài 32
- 2 em thực hiện.
- HS theo dõi SGK.
Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện.
lắng nghe, bận rộn, ngỡ ngàng, thanh khiết,...
- HS trả lời.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS bắt lỗi, chữa bằng bút chì.
- HS cùng GV chữa lỗi.
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em làm phiếu khổ lớn, 3 nhóm dán lên bảng.
lửng lơ, tỉnh táo, ủn ỉn
nhã nhặn, lũn cũn, cãi cọ, bẽ bàng,...
- HS làm cá nhân, gọi 1 em làm bảng phụ.
ở, cũng, cảm giác, cả
- HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
- Lắng nghe
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. MụC đích, yêu cầu :
Giúp HS ôn tập về :
- Đọc, viết số trong hệ thập phân
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó
đồ dùng dạy học:
- Kẻ sẵn bài tập 1 vào bảng phụ
- Một số phiếu khổ lớn để HS làm bài
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em giải lại bài 1, 2 trang 159
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài - Ghi đề lên bảng
* Hướng dẫn ôn tập :
Bài 1 :
- GV treo bảng phụ lên bảng, gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
* Lưu ý: Khi viết số phải phân lớp và khi đọc các hàng là chữ số 0
Bài 2 :
- GV ghi bài mẫu lên bảng và giải thích:
1763 = 1000 + 700 + 60 + 3
- Yêu cầu tự làm bài
- Nhận xét và ghi điểm
Bài 3:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 3a
- Gọi một số em trình bày miệng từng số
- Yêu cầu làm bài 3b vào VT
(Hướng dẫn kẻ ô để trình bày bài giải)
Bài 4:
- GV vẽ tia số lên bảng.
- Nêu từng câu hỏi của bài tập 4 để HS trả lời
- GV kết luận.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu tự làm bài
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, gọi lớp nhận xét
- Gợi ý để HS thấy: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- CB : Bài 153
- 2 em lên bảng.
- 1 em nêu.
- 1 em lên bảng, lớp làm VT.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS quan sát, nắm cách giải.
- HS làm VT, 2 em làm trên phiếu.
- 1 em đọc.
- HS làm miệng.
- HS làm VT, 1 em lên bảng.
- Quan sát
- 3 em trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS làm VT, phát phiếu cho 3 em.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- Lắng nghe
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I. MụC đích, yêu cầu :
1. Hiểu được thế nào là trạng ngữ
2. Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 1/ Luyện tập
- Phiếu khổ lớn làm bài tập 2/ III
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hiểu thế nào là câu cảm ?
- Đặt 2 câu cảm bộc lộ cảm xúc thán phục, ngạc nhiên
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
- Gọi 3 em nối tiếp đọc các yêu cầu 1, 2, 3
- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận trả lời
* Lưu ý: TN có thể đứng trước C-V của câu, đứng giữa C- V hoặc đứng sau nòng cốt câu.
HĐ2: Nêu ghi nhớ
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm VBT
- Gọi 3 em trình bày
- GV chốt lời giải đúng, gạch chân dưới từ ngữ trong bảng phụ.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tự viết
- Gọi một số em trình bày
- GV chữa bài, ghi điểm.
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài 62
- 1 em trả lời.
- 2 em lên bảng.
- 3 em đọc.
1) Câu (b) có thêm 2 bộ phận (được in nghiêng)
2) - Vì sao I-ren trở thành nhà khoa học ?
- Nhờ đâu I-ren trở thành nhà khoa học ?
- Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học ?
3) Tác dụng của phần in nghiêng: Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc...
- 3 em đọc, lớp học thuộc.
- 1 em đọc.
- HS làm VBT.
- Mỗi em trình bày 1 câu.
- Lớp nhận xét.
Ngày xưa, từ tờ mờ sáng, mỗi năm: từ ngữ chỉ thời gian.
Trong vườn: từ ngữ chỉ nơi chốn.
Vì vậy: từ ngữ chỉ kết quả.
- 1 em đọc.
- HS làm VBT, nhóm 2 em trao đổi sửa bài.
- 3 - 5 em trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
Lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập
I. MụC đích, yêu cầu :
Học xong bài này, HS biết :
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
* Giảm tải: Giảm nội dung bộ luật Gia Long
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh hoạ trong SGK được phóng to
III. MụC đích, yêu cầuhoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nói về sự tàn sát của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn
- GV thông báo: Nguyễn ánh lấy niên hiệu Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858 trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức
HĐ2: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
+ Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
+ Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị: Kinh thành Huế
- 2 HS trình bày
Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn ánh đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Nhóm 4 em
- Đại diện nhóm trình bày.
Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng.
Gổm nhiều thứ quân, ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc.
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
File đính kèm:
- Thu 3 Tuan 31Lop 4.doc