.Mục tiêu::
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK).
II. Chuẩn bị: + Tranh minh hoạ.bài đọc theo SGK
III. Hoạt động dạy- học:
50 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tập đọc: ”Vua tàu thuỷ’’ Bạch Thái Bưởi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước lớp.
- 3-5 cặp HS trình bày.
- Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày và cho điểm từng HS.
- Lắng nghe.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS phát biểu.
- Lần lượt nói câu của mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi ?
- Về nhà học bài, viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu hỏi.
Bài sau : Luyện tập về câu hỏi.
Lịch sử : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học : - Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Baì cũ:
- Vì sao nói: Đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
- Hãy mô tả một ngôi chùa mà em biết?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài :Giới thiệu tình hình nước ta vào năm 1072 khi vua Lý Thánh Tông từ trần
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 :Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 1072 ... rồi rút về nước.
- 1 HS đọc.
-Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ?
... Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
- Ông đã thực hiện chủ trương đó ntn ?
- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.
- Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì ?
- Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì trước đó, khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta.
- GV chốt ý đúng
* Hoạt động 2 : Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- HS theo dõi
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ?
+ Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu).
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
+ Vào cuối năm 1076.
+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta ntn ? Do ai chỉ huy ?
+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.
+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này ?
+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía bờ Bắc của sông, quân ta ở phía Nam.
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ở ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, trao đổi và trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến.
- HS làm việc theo cặp.
- Gọi đại diện HS trình bày trước lớp.
- HS trình bày. HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
* Hoạt động 3 : Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi.
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Sau hơn ba tháng... Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
- Quân giặc chết đến quá nửa,tinh thần suy sụp.Lý Thường Kiệt đã giảng hoà để mở lối thoát cho giặc.Quách Quỳ cùng tàn quân rút về nước.Nền độc lập của nước ta được giữ vững
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
* GV chốt ý đúng
- Cho HS đọc bài thơ Nam quốc son hà
- 1 HS đọc
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
Bài sau : Nhà Trần thành lập.
Địa lí : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết người dân ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất
cả nước.
- Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB nhận
ra sự thích ứng của con người với thiên nhiên ở ĐBBB thông qua cách xây nhà ở.
- Biết tìm hiểu các thông tin cần thiết thông qua đọc sách và phân tích tranh ảnh.
- Yêu quí, tôn trọng các đặc trưng truyền thống văn hóa của dân tộc vùng ĐBBB.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình 2,3,4 trong SGK và những tranh ảnh GV, HS sưu tầm được.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ;
- Nêu một số đặc điểm về hình dạng, địa hình, diện tích của ĐBBB ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- ĐBBB do phù sa của sông nào bồi đắp ? Hãy nêu vai trò của hệ thống đê ven sông ?
* GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ĐBBB. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về ĐBBB để biết người dân sống ở đây có những phong tục truyền thống đáng quí nào.
1 Chủ nhân của đồng bằng:
- Lắng nghe.
* HĐ 1: Hoạt động cả lớp
- Em có nhận xét gì về người dân ở vùng ĐBBB ?
- Người dân ở ĐBBB chủ yếu là những người Kinh. Họ đã sống ở ĐBBB từ lâu đời. Dân cư ở ĐBBB đông đúc nhất cả nước
*HĐ2 : Thảo luận nhóm
- GV đưa ra một số tranh ảnh về người dân ở vùng ĐBBB và có thể giới thiệu về nơi họ đang ở.
- .HS theo dõi
- Đưa câu hỏi choHS thảo luận
- HS làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi
-Làng của người Kinh ở ĐBBBcó đặc điểm gì?
- Nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau
- Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh.
-Người dân ĐBBB thích nhà ở quay về hướng Nam để tránh nắng vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông. Nhà được xây kiên cố, vững chắc để tránh gió bão, mưa lớn., xung quanh có sân, vườn, ao,
-Ngày nay, nhà ở của người dân ở ĐBBB có thay đổi như thế nào?
- Nhà ở và đồ dung trong nhà ngày càng tiện nghi hơn, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao hai, ba tầng, nền lát gạch hoa như ở thành phố
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời.
- Đại diện nhóm lên thực hiện yêu cầu. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
* GV kết luận
- HS quan sát tranh, theo dõi và lắng nghe GV.
3.Trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB.
HĐ3: Thảo luận nhóm
- Giới thiệu : Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân ĐBBB.
- Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐBBB
- Người dân thường tổ chức lẽ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ở ĐBBB
- Y/c các nhóm trình bày
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ
C Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB
- Nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen
Nữ: váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tượng, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ
- Vào mùa xuân và mùa thu, nhằm cầ cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu.
- Người dân mặc các trang phục truyền thống,tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí
- Hội Lim ở Bắc Ninh - ngày 11 tháng giêng,
hội Cổ Loa ở Đông Anh (Hà Nội) - ngày 6 tết âm lịch, hội Đền Hùng ở Phú Thọ - ngày 10 tháng 3 âm lịch, hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội)
- Các nhóm trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung.
- 2 HS đọc
Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I. Mục tiêu
+ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ, những việc phù hợp.Biết vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
+Yêu quý ông bà, cha mẹ.Biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ.
+ Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc làm vừa sức. + Phê phán, những hành vi không hiếu thảo.
II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ trong SGK - BT2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
- Hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ ?
* Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
* Hoạt động 1 : KC tấm gương hiếu thảo.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- . Yêu cầu HS trong nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo mà em biết.
- Kể trong nhóm tấm gương mà em biết.
- Yêu cầu nhóm viết ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.
- HS liệt kê ra giấy.
+ Về công lao cha mẹ
Chim trời ai dễ kể lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
+ Về lòng hiếu thảo
Mẹ cha ở chốn lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Dù no dù đói cho tươi
Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già.
* Hoạt động2 : Sẵm vai xử lý tình huống.
- GV đưa ra tình huống. Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
1. Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi,bà bảo: “Bữa nay bà đau lưng quá”.
2. Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn : Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.
- Em sẽ mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà.
- Em sẽ không chơi, lấy khăn giúp ông.
* Kết luận : Các em cần phải biết hiếu thảo
với ông bà, cha mẹ bằng cách quan tâm giúp
đỡ ông bà những việc vừa sức, chăm sóc ông bà cha mẹ. Và cũng cần phải nhắc nhở nhau cùng biết làm cho ông bà, cha mẹ vui lòng. Như vậy gia đình chúng ta sẽ luôn luôn vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện điều đã học
.
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 12chuong trinh chuan.doc