Giáo án lớp 4 Tập đọc: Kéo co

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.(trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài TĐ SGK/154.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc28 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tập đọc: Kéo co, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Trong k/khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong k/ khí. + Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ôtô thải vào không khí. + Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra. * Kết luận : Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn. - Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ? - HS tiếp nối nhau trả lời. + Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh. + Chúng ta nên vứt rác đúng nơi qui định, không để rác thối, vữa. + Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học Dặn HS học thuộc mục BCB Kĩ thuật : CẮT, KHÂU , THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiết 2 ) I- Mục tiêu: -Biết tự chọn một sản phẩm để cắt khâu , thêu.như khăn tay , túi rút dây, áo búp bê. -Rèn luyện kĩ năng cắt khâu nhanh , thêu đều mũi thêu, đẹp và sáng tạo . -Hs biết vận dụng các mũi thêu để trang trí túi xách ,khăn tay , áo quần hoặc tự phục vụ mình khi áo quần bị sứt chỉ giúp đỡ mẹ một phần nào. II- Đồ dùng học tập: -Các mẫu thêu : Túi rút dây, khăn tay, áo búp bê. III- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Bài cũ: - 1 hs nhắc lại các mũi khâu , thêu đã học. -1-Nêu qui trình khâu đột ? -1-nêu qui trình thêu móc xích? -Nhận xét và y/c tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập, báo cáo . 2- Bài mới : * Hoạt động 1: Hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. -GV nêu:Trong giờ học trước , các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi thêu đã học, sau đây , mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt khâu , thêu một sản phẩm mình đã chọn. +Nêu y/c thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. +Cắt khâu , thêu khăn tay. +Cắt khâu ,thêu gối ôm. -Gv cho hs quan sát mẫu: chiếc khăn tay, túi rút dây, gối ôm. + Gv chốt lại : Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt ,khâu ,thêu đã học ở chương I. * Hoạt động 2: -Hs thực hành theo nhóm 6.( mỗi hs hoàn thành 1 sản phẩm tự chọn). -Trình bày sản phẩm theo nhóm . -GV nhận xét , đánh giá theo tiêu chuẩn. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học – giáo dục tư tưởng và liên hệ thực tế. - hs trả lời câu hỏi. -Hs lắng nghe. -Hs quan sát mẫu ,nhận xét sản phẩm về các mũi thêu. -Hs lắng nghe. -Nhóm thực hành. -Nhóm trưng bày sản phẩm. -Lớp nhận xét và đánh giá theo tiêu chuẩn. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Toán: Chia cho số có ba chữ số (tt) I. MỤC TIÊU : Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ của GV HĐ của HS A. BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập - HS thực hiện 6260 :156; 9060 : 453 . - Nhận xét và cho điểm HS. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được rèn cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số, sau đó chúng ta sẽ áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia. a) Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết). - GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - Yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - GV hướng dẫn lại. 41535 195 0253 213 0585 000 * 415 chia 195 được 2, viết 2; 2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1; 2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19; 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2. 2 nhân 1 bằng 2, thêm 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0. * Hạ 3, được 253; 253 chia 195 được 1, viết 1. 1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1; 1 nhân 9 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1. 1 nhân 1 bằng 1, thêm 1 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0. * Hạ 5, được 585; 585 chia 195 được 3, viết 3. 3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1; 3 nhân 9 bằng 27, thêm 1 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0, viết 0 nhớ 2. 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0. Vậy 41535 : 195 = 213 - Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Là phép chia hết. b) Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư). - GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - Yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - Hướng dẫn lại cách tính như phần a. - Kết quả 80120 : 245 = 327 (dư 5) - Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Là phép chia có số dư là 5. - Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. - HS làm vào vở. 3. Luyện tập thực hành- bài 1, 2a * Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính. Lớp làm vào vở BT. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tìm x. - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện một phần, lớp làm vào vở BT. a) x x 405 = 86265 x = 86265 : 405 x = 213 b) 89658 : x = 293 x = 89658 : 293 x = 306 - Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. Tóm tắt 305 ngày : 49410 sản phẩm 1 ngày : ... sản phẩm ? Bài giải Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là : 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) ĐS : 162 sản phẩm. - Nhận xét và cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập. Luyện từ và câu: Câu kể I. MỤC TIÊU : - Hiểu thế nào là cau kể, tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1,mục III); biết đặt một vài câu kể để kể. tả, trình bày ý kiến (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ của GV HĐ của HS A. BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trong bài. - HS thực hiện yêu cầu * Nhận xét chung và cho điểm HS. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - Câu “Con búp bê của em rất đáng yêu” có phải là câu hỏi không ? Vì sao ? - Không phải là câu hỏi, vì không có từ để hỏi, không có dấu chấm hỏi. - Không phải là câu hỏi thì thuộc loại câu gì? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó. 2. Tìm hiểu ví dụ * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 em đọc. - Hỏi : + Câu “Nhưng kho báu ấy ở đâu ?” là kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ? + Câu hỏi. Nó được dùng để hỏi về điều mình chưa biết. + Cuối câu ấy có dấu gì ? + Cuối câu có dấu chấm hỏi. * Bài 2 - Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ? - Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để. + Giới thiệu về Bu-ra-ti-nô : Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. + Miêu tả Bu-ra-ti-nô : Chú có cái mũi rất dài. + Kể lại sự việc liên quan đến Bu-ra-ti-nô : Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc khóa vàng để mở một kho báu. - Cuối mỗi câu có dấu gì ? - Cuối mỗi câu có dấu chấm. - Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu-ra-ti-nô. - Lắng nghe. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. - Gọi HS phát biểu, bổ sung. - Tiếp nối phát biểu, bổ sung. - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng. - Hỏi : + Câu kể dùng để làm gì ? + Câu kể dùng để : kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. + Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ? + Cuối câu kể có dấu chấm. 3. Ghi nhớ. - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 em đọc. - Gọi HS đặt các câu kể. - Tiếp nối đặt câu. Con mèo nhà em màu đen tuyền. Mẹ em hôm nay đi công tác. Em rất quí bạn Lam. Tình bạn thật thiêng liêng và cao quí ... 4. Luyện tập * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 em đọc. - Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS. Yêu cầu HS tự làm bài. - HS hoạt động theo cặp. - Gọi HS dán phiếu lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chữa bài. * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Tự viết bài vào vở. - Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, cho điểm những HS viết tốt. - 5-7 HS trình bày. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm lại BT3 và viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em thích nhất. Bài sau : Câu kể ai làm gì ? Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật I. MỤC TIÊU : Dựa vào dàn ý đã lập (TLV,tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS chuẩn bị dàn ý từ tiết trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ của GV HĐ của HS A. BÀI CŨ - Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình. - HS thực hiện yêu cầu. - Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Những tiết học trước các em đã tập quan sát đồ chơi, lập dàn ý tả đồ chơi. Hôm nay, các em sẽ viết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh. - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn viết bài a) Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Gọi HS đọc gợi ý. - 1 em đọc. - Gọi HS đọc lại dàn ý của mình. - 2 HS đọc dàn ý. b) Xây dựng dàn ý - Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em. - 2 HS trình bày : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. - Gọi HS đọc phần thân bài của mình. - 1 HS giỏi đọc. - Em chọn kết bài theo hướng nào ? Hãy đọc phần kết bài của em. - 2 HS trình bày : Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng. 3. Viết bài - HS tự viết bài vào vở. - GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Nhận xét chung về bài làm của HS. Em nào viết chưa tốt về nhà viết lại. Bài sau : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 16 chuong trinh chuan.doc
Giáo án liên quan