Giáo án lớp 4 năm 2011

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

2.Kĩ năng:

 HS đọc lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các từ & câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - HS khá giỏi biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyên, với lời lẽ & tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

3. Thái độ:

 - Yêu mến mọi người, mọi vật xung quanh.

 - Luôn có tấm lòng nghĩa hiệp, bao dung.

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ trong SGK

 - Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

doc47 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ Bài cũ: Cấu tạo của tiếng Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví du. GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập Bài tập 5: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: + Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng. + Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bớt cuối = bỏ âm cuối GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ? Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. Cả lớp làm bài vào vở nháp 2 HS làm bảng phụ HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập HS làm vào vở. HS thi đua sửa bài trên bảng HS nhận xét Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai) HS đọc yêu cầu bài tập HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp Lời giải: + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh + Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt) + Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh HS làm bài vào vở HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi nhóm đôi HS nêu: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn HS đọc yêu cầu của bài tập HS nghe gợi ý của GV HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra bảng con Lời giải: út – ú – bút HS nêu Gợi ý cho hs yếu làm bài Tiết 2: Khoa học BÀI 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức: HS kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào & thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. Kĩ năng: HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. HS khá giỏi vẽ được sơ đồ trao đổi chất ở người. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 6, 7 Giấy trắng khổ to, bút vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ Bài cũ: Con người cần gì để sống - Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để duy trì sự sống của mình? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát & thảo luận theo cặp Trước hết, em hãy kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6. Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình (ánh sáng, thức ăn, nước uống). Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như k. khí. Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình. Bước 2: Thảo luận Trong khi thảo luận, GV kiểm tra & giúp đỡ các nhóm. Bước 3: Hoạt động cả lớp Bước 4: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết & trả lời câu hỏi: Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật & động vật. Kết luận của GV: Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi & thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường & thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Con người, thực vật & động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường Bước 1: Làm việc theo nhóm GV nêu yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình Lưu ý: hình 2 trang 7 chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi nhóm. Bước 2: Trình bày sản phẩm GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày ý tưởng của bản thân hoặc của nhóm đã thể hiện Bước 3: Nhận xét GV nhận xét sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người (tt). HS trả lời HS nhận xét HS quan sát & thảo luận theo cặp những nhiệm vụ GV giao - HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo hướng dẫn trên. Vài HS lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình HS đọc & trả lời câu hỏi HS nhận xét & bổ sung HS trình bày theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình Các nhóm khác nghe & có thể hỏi hoặc nêu nhận xét Theo dõi, gợi ý cho các cặp làm việc Tiết 3: Toán BÀI 5: LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Ôn lại biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. 2.Kĩ năng: - Ôn lại cách tính & cách đọc giá trị của biểu thức. - Ôn lại cách đọc & cách sử dụng số liệu ở bảng thống kê. - HS khá giỏi làm bài tập 4 II.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ Bài cũ: Biểu thức có chứa một chữ Yêu cầu HS sửa bài về nhà. GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Tiếp tục tìm hiểu biểu thức có chứa một chữ a.Biểu thức (có chứa phép nhân) GV nêu bài toán GV điền số hoa của mỗi bình vào bảng cài Hướng dẫn HS: muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa, ta thực hiện phép tính gì? GV chốt: 5 x n là biểu thức có chứa một chữ (ở đây là chữ n) GV cho HS tính: nếu n = 1 thì b.Biểu thức (có chứa phép chia) Yêu cầu HS nêu biểu thức có chứa phép chia GV nêu từng giá trị của n để HS tính GV nhận xét & chốt ý. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: - Gv nêu mẫu. - HS nhận xét rồi làm bài. Bài tập 2: - Cho hs đọc đề bài. - Gọi 4 em lên bảng làm bài Bài tập 3: GV gọi 3 em lên bảng điền giá trị của biểu thức Bài tập 4: GV vẽ hình vuông trên bảng Hãy tìm chu vi hình vuông? GV cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông có cạnh dài lần lượt là 3cm, 5cm, 8cm. GV gợi ý: gọi cạnh là a, 3 cm, 5cm, 8cm lần lượt là độ dài của cạnh ứng với a. vậy ta có cách tính chu vi là P = a x 4 Củng cố Đọc công thức tính chu vi hình vuông? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số HS sửa bài HS nhận xét HS đọc bài toán Phép tính nhân HS tính Giá trị của biểu thức 5 x n HS nêu: x : 3, n : 5, 112 : a. HS tính a) a 6 x a 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 b) b 18 : b 2 18 : 2 = 9 3 18 : 3 = 6 6 18 : 6 = 3 a) 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 =56 b) 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 795 c) 237-(66+x) = 237-(66+x) = 137 d) 37 x (18:y) = 37 x (18:9) = 74 c Biểu thức Giá trị 5 8 x c 40 7 7 + 3 x c 28 6 (92 – c) + 81 167 0 66 x c + 32 32 HS nêu quy tắc: lấy độ dài cạnh nhân 4. HS nêu cách tính: 4 x 4 = 16 (cm) 5 x 4 = 20 (cm) 7 x 4 = 28 (cm) Vài HS nhắc lại Theo dõi, gợi ý cho hs làm bài Tiết 4: Thể dục BÀI 2: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ - TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” I- MUC TIÊU: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghiêm đứng nghỉ phải đều và dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh của giáo viên. - Trò chơi “ Chạy tiếp sức”, yêu cầu học sinh biết chơi đúng luật, háo hứng khi chơi. - HS khá giỏi thực hiện chính xác động tác. II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: sân trường sạch sẽ. - Phương tiện: còi, 2-4 cờ nheo, ô trò chơi kẻ sẵn. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ 1. Phần mở đầu: - Tập hợp phổ biến nội dung. - Trò chơi Tìm người chỉ huy. - Đứng vỗ tay và hát. 2. Phần cơ bản: a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Lần 1, 2 – GV điều khiển, nhận xét sửa chữa cho HS . - GV theo dõi HS thực hiện trong các lần sau. b. Trò chơi Chạy tiếp sức - Cho HS tập hợp theo hình thoi, giải thích cách chơi và luật chơi. - Cho HS làm mẫu, sau đó cho HS cả lớp thi đua chơi 3 lần. - Giáo viên quan sát nhận xét nhóm thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - HS tập hợp thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa thả lỏng. - Giáo viên hệ thống bài - Nhận xét tiết học - HS tập hợp thành 4 hàng - HS chia tổ thực hiện - HS thực hiện 3 – 4 lần. - HS các nhóm chơi. Theo dõi, sửa động tác sai cho các tổ. TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP DUYỆT TRONG KHỐI DUYỆT BGH

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 CKTKNKNS.doc