Giáo án lớp 4 mônLuyện từ và câu - Tuần 13: Luyện tập: Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực

Mục đích, yêu cầu

- Tiếp tục cung cấp cho học sinh những từ ngữ thuộc chủ điểm “ Có chí thì nên”

- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm.

- Luyện viết đoạn văn theo chủ đề. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay.

II. Các hoạt động dạy học

1. Luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập qua các bài tập sau.

* Bài tập 1:

- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong các từ sau: ý muốn, ý nguyện, ý định, kiên quyết, thắng không kiêu bại không nản, quyết tâm.”

- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, đặt các câu với các từ đã cho.

- Giáo viên lưu ý cho học sinh khi đặt câu: các em chú ý khi đặt câu văn với các từ trong bài tập, các em cần phải đặt đúng với nghĩa của từ. Sử dụng từ, nghệ thuật để câu văn sinh động, giàu hình ảnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 mônLuyện từ và câu - Tuần 13: Luyện tập: Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009 Luyện từ và câu Luyện tập: Mở rộng vốn từ: ý chí – Nghị lực I. Mục đích, yêu cầu - Tiếp tục cung cấp cho học sinh những từ ngữ thuộc chủ điểm “ Có chí thì nên” - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm. - Luyện viết đoạn văn theo chủ đề. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay. II. Các hoạt động dạy học 1. Luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập qua các bài tập sau. * Bài tập 1: - Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong các từ sau: ý muốn, ý nguyện, ý định, kiên quyết, thắng không kiêu bại không nản, quyết tâm.” - Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, đặt các câu với các từ đã cho. - Giáo viên lưu ý cho học sinh khi đặt câu: các em chú ý khi đặt câu văn với các từ trong bài tập, các em cần phải đặt đúng với nghĩa của từ. Sử dụng từ, nghệ thuật để câu văn sinh động, giàu hình ảnh. - Học sinh làm vào vở. - Một số học sinh đọc lại bài làm của mình trước lớp. - Các bạn nghe, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại. - Cả lớp sửa câu văn mình đặt cho hay hơn. * Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu: “Hãy viết đoạn văn ngắn nói về một người giàu nghị lực.” - Giáo viên gọi một học sinh nêu lại yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên lưu ý học sinh: Chọn một người ở xóm em hoặc em từng thấy luôn có ý chí nghị lực và làm được những việc mà mọi người đều thán phục. - Học sinh làm bài vào vở nháp. - Một số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp. - Cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt. HS hoàn thiện bài của mình vào vở. * Bài tập 3: - Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “ Hãy viết đoạn văn ngắn trao đổi với bạn về ước mơ của mình”. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi trao đổi về ước mơ của mình - Các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, chốt lại. - Cả lớp viết bài vào vở. - Giáo viên thu chấm. 2. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn hoàn thiện bài tập vào vở, ôn luyện bài tốt. ****************************************************************** Thứ bảy ngày 21 tháng 11 năm 2009 Luyện từ và câu Luyện tập: Câu hỏi và dấu chấm hỏi I. Mục đích, yêu cầu. - Tiếp tục cho học sinh ôn luyện để hiểu hơn về tác dụng của câu hỏi. - Nhận biết tốt về câu hỏi và dấu chấm hỏi trong văn bản. - Biết sử dụng tốt câu hỏi và dấu chấm hỏi vào việc viết đoạn hội thoại. II. Các hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn học sinh ôn luyện * Bài tập 1: Ôn luyện - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Cho học sinh làm bài vào vở. - Một vài bạn lên bảng làm. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt ý đúng. Các ý đúng là 2,3,4 * Bài tập 2: - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập: “ Hãy điền dấu hai chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống trong đoạn văn sau.” - Cả lớp đọc thầm đoạn văn và điền dấu vào ô trống - Gọi một số học sinh lên làm bài, lớp làm vào vở. - Lớp nhận xét, giáo viên chốt. * Bài tập 3: - Giáo viên nêu yêu cầu: “ Hãy viết một đoạn hội thoại có sử dụng dấu hai chấm và dấu chấm hỏi.” - Giáo viên lưu ý học sinh cách làm: + Em chọn nội dung của đoạn hội thoại + Một đoạn hội thoại phải có mấy nhân vật? ( 2 nhân vật trở lên). - Học sinh làm vào vở - Gọi một số học sinh đọc đoạn viết của mình. - Giáo viên khen thưởng. 2. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn ôn luyện và hoàn thành bài. ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docGiao an TV Lop 4 buoi 2Tuan 13 Nam hoc 20092010.doc