I./ Mục tiêu : Giúp HS :
-Nhận biết được hai đường thẳng song song
-Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Thước thẳng và Ê-ke
III/ Các họat động dạy học chủ yếu :
33 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 9: Hai đường thẳng song song, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
+ Gỗ được dùng để làm gì?
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
D. Tổng kết : GV nêu tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên như : trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng, khai thác sức nước, khai thác rừng
1’
3’
1’
10’
10’
8’
2’
-HS trả lời câu hỏi
- HS ngồi theo nhóm quan sát lược đồ và thảo luận theo gợi ý của GV.
-HS cử đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận
-HS quan sát hình và trao đổi theo từng cặp 1 em hỏi 1em trả lời và ngược lại.
-HS trả lời trước lớp - cả lớp tham gia nhận xét sửa chữa.
-HS đọc SGK và quan sát hình trả lời câu hỏi
- Cho ta nhiều lâm sản quý như: gỗ, thú rừng, mật ong
- Gỗ dùng để làm vật liệu xây dựng, làm bàn ghế, giường, tủ, làm giấy
- Gây lũ lụt, cháy rừng, tài nguyên cạn kiệt
- Cần phải trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi
Rút kinh nghiệm bổ sung
Kĩ thuật
Khâu đột thưa
I- Mục tiêu:- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học ( Như đã nêu ở tiết 1 )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
A.Ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra ĐDHT của HS
C.Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hoạt động:
*Hoạt động 3 . HS thực hành khâu đột thưa
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kĩ thuật khâu mũi đột thưa theo hai bước:
- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa đã nêu ở hoạt động 2.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng.
*Hoạt động 4 .
- Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tuêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
D. Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Về nhà chuẩn bị cho bài học sau.
1’
3’
30’
1’
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
-HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn trên.
Rút kinh nghiệm bổ sung
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán
Thực hành vẽ hình vuông
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và êke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước .
II/ Đồ dùng dạy học :
-Thước kẻ và ê ke cho GV và HS
III/ Các hoạt động day – học chủ yếu :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
A. Ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
- GV nhận xét ghi điểm .
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu MT tiết học
2. Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- GV nêu bài toán “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3cm”
-Ta có thể coi hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3cm, chiều rộng cũng bằng 3cm. Từ đó ta có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật.
-GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu lên
-Bảng hình vuông có cạnh là 3dm.
*Vẽ đường thẳng CD = 3dm
*Vẽ đường thẳng DA vuông góc vớiDC tại D và lấy DA =3dm.
*Vẽ đường thẳng CB vuông góc vớiDC ø tại C lấy CB =3dm .
* Nối A với B ta được hình vuông ABCD
A B
3cm
D C
3cm
3. Thực hành :
Bài 1. GV yêu cầu HS vẽ hình vuông cạnh 4cm và tính được chu vi hình vuông
- GV yêu cầu HS nêu kết quả tính
Bài 2 : GV yêu cầu HS vẽ vào vở kẻ ô đúng mẫu như SGK.
-GV cho HS gắn 1 số bài vẽ và HD HS nhận xét .
Bài 3 :
- GV HD cho HS vẽ hình vuông ABCD cạnh 5cm. Sau đó dùng êke và thước đo kiểm tra để thấy hai đường chéo vuông góc, và bằng nhau.
D. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét và dặn HS về nhà luyện tập vẽ hình vuông .
1’
4’
1’
10’
22’
2’
-1 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật
-HS chú ý nghe
-HS chú ý quan sát GV vẽ
-HS thực hành vẽ hình vuông
4cm
-HS tính chu vi hình vuông và nêu kết quả :
4 x 4 = 16 (cm)
-HS tính diện tích hình vuông và nêu kết quả :
4 x 4 = 16( cm2)
-HS thực hành vẽ vào vở.
-HS gắn bài vẽ lên bảng để nhận xét
-2 HS lên bảng vẽ, dưới lớp thực hành vẽ vào giấy sau đó dùng êke và thước để kiểm tra.
Rút kinh nghiệm bổ sung
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I/ Mục tiêu :
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi .
- Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
II/ Đồ dùng dạy học :-Bảng phụ viết sẵn đềø bài tập làm văn.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
A. Ổn định lớp;
B.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS kể miệng bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu.
C . Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC tiết học
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài :
- GV gọi 2 HSđọc đề bài .
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đềø bài, dùng thước gạch chân những từ những quan trọng trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu (hoa, nhạc, võ thuật) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi đó.
3. Xác định mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3
- GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
4. Tổ chức HS thực hành trao đổi theo cặp
- GV đến từng nhóm giúp đỡ .
5 Thi trình bày trước lớp :
- GV cho 1 số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- GV gắn tiêu chí lên bảng và hướng dẫn cả lớp nhận xét .
* Tiêu chí : Nội dung trao đổi có đúng đềø tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng hay không có giàu sức thuyết phục không?
D. Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân
- GV yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp
1’
4’
1’
5’
8’
10’
10’
2’
2 HS kể
-HS chú ý nghe.
-2 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm tìm những từ ngữ quan trọng nêu yêu cầu của đềø bài.
-3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3
-HS phát biểu: em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi .
-HS đọc thầm gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
- HS chọn bạn đóng vai thực hành trao đổi và lần lượt đổi vai cho nhau.
-1 số cặp HS lên thi đóng vai trước lớp. Cả lớp theo dõi xem và sau đó nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra .
-Cả lớp nhận xét .
-1 HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến .
Ruùt kinh nghieäm boå sung
..
..
Khoa học
Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường .
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
II/ Đồ dùng dạy – học :
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề: Con người và sức khoẻ .
- Các tranh ảnh, mô hình (cá rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật .
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt độngcủa HS
A.Ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 1 HS đọc phần thông tin cần biết ở bài học : Phòng tránh tai nạn đuối nước.
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu MT tiết học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng ?
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về :
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi truờng.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV cử 3 HS làm bài tập SGK, sau đó chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm GV phát cho 1 cái chuông. GV phổ biến cách chơi : Sau khi nghe câu hỏi đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông, đội nào trả lời đúng sẽ được tính điểm, đội sai sẽ bị trừ điểm. Đội nào nhiều điểm và trả lời nhanh thì đội đó thắng.
Hoạt động 2 : Tự đánh giá
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- GV cho HS trình bày kết quả trước lớp.
D. Tổng kết :
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị cho tiết sau ôn tập tiếp.
1’
4’
1’
14’
14’
1’
-1 HS đọc
-3 HS làm bài tập SGK
-HS ngồi theo 4 nhóm nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện.
-HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- 4 HS trình bày kết quả trước lớp.
Rút kinh nghiệm bổ sung
Hoaït ñoäng taäp theå
Sinh hoạt cuối tuần
I.Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Yêu cầu ban cán sự lớp và tổ trưởng các tổ lần lượt báo cáo kết quả theo dõi của lớp ( tổ ) trong tuần qua
- GV tổng hợp các ý kiến và nêu nhận xét chung .
Triển khai những việc cần làm trong tuần tới.
- Nhắc nhở HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ, chuẩn bị bài cho tuần sau.
- Tuyên dương những cá nhân (tổ) đạt thành tích cao trong tuần ; động viên những em học còn yếu cần cố gắng hơn nữa
-Cả lớp dọn vệ sinh trong khu vực sân trường .
-Nhắc HS không được ăn quà vặt trong khu vực trường, đổ rác đúng nơi quy định
- Nhắc những HS chưa nộp tiền BHYT tuần sau nộp.
-Thực hiện tốt ATGT đường bộ.
- Phòng bệnh sốt xuất huyết.
File đính kèm:
- Giao an Tieng Viet 4.doc