- MỤC TIÊU:
Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ, thước kẻ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)
- HS vẽ bảng con: Hai đường thẳng vuông góc.
* Hoạt động 2: Bài mới. (15)
5 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006.
Tiết 41
Hai đường thẳng song song
I- Mục tiêu:
Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, thước kẻ.
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS vẽ bảng con: Hai đường thẳng vuông góc.
A
B
C
D
* Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD.
? Đây là hình gì? - HS đọc tên hình.
- GV vẽ kéo dài hai cạnh AB và DC (tô màu).
- Giới thiệu: Hai đường thẳng AB và DC là 2 đường thẳng song song với nhau.
- Tương tự kéo dài AD và BC về 2 phía ta cũng có AD và BC là 2 đường thẳng song song với nhau.
- Tìm thí dụ về 2 đường thẳng song song ?
B
A
- GV vẽ 2 đường thẳng // để HS nhận dạng.
C
D
đ Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (17’)
Bài 1/51 (Miệng):
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời cho nhau nghe theo nhóm 2.
- HS trả lời trước lớp.
- Chốt: Trong HCN 2 chiều dài // với nhau, 2 chiều rộng // với nhau.
Củng cố về 2 đường thẳng //.
Bài 2/51 (bảng con).
- HS đọc đề bài.
- HS làm bảng con.
- Chốt: Các đường thẳng // có đặc điểm gì? ( không bao giờ cắt nhau).
Bài 3/51 (vở):
- HS đọc đề bài.
- HS làm vở.
- Chốt: Củng cố về các đường thẳng //, các cặp cạnh vuông góc.
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Bài 2 nêu tên các cặp cạnh song song chưa chính xác.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’)
- Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì?
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006.
Tiết 42
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ:
- Một đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước vẽ và ê ke).
- Đường cao của hình tam giác.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Thước kẻ, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Vẽ hai đường thẳng song song.
- Nêu tên hai đường thẳng đó.
A
B
E
C
D
* Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
2.1. Vẽ hai đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ đường thẳng AB và 1 điểm E nằm trên AB.
- GV nêu và thao tác trên bảng: Vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB, ta vẽ như sau:
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
+ Chuyển dịch ê ke theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E, vạch một đường thẳng theo cạnh đó được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc đường thẳng AB.
- Để vẽ được đường thẳng CD đi qua E vuông góc với AB thực hiện qua những bước nào?
- HS nêu 2 bước vẽ.
- GV chốt cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Đối với trường hợp E nằm ngoài đường thẳng AB hướng dẫn tương tự như trên.
2.2. Giới thiệu đường cao của tam giác:
- GV vẽ tam giác ABC.
- Đọc tên tam giác trên? đọc tên các đỉnh của tam giác? cạnh nào đối diện với đỉnh A.
- GV nêu: Hãy vẽ 1 đường thẳngvuông góc với BC đi qua A.
- GV ký hiệu AH là góc vuông.
- Giới thiệu: Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC.
Chốt: Qua mỗi đỉnh của tam giác ta chỉ có thể vẽ được duy nhất 1 đường cao.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (17’)
Bài 1/52 (SGK).
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hành vẽ vào sách.
- Chốt : Cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
Bài 2/53 (SGK).
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hành vẽ vào SGK.
- Chốt : Cách vẽ đường cao của tam giác.
Bài 3/53: (vở)
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS thực hành vẽ vào vở.
- Chốt: Cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc, cách đọc tên hình chữ nhật.
* Dự kiến sai lầm của HS:
- HS đặt thước không chính xác.
- HS lúng túng phần b bài 2.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3- 5’)
- Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 1 tháng 11 năm 2006.
Tiết 43
Vẽ hai đường thẳng song song
I- Mục tiêu:
Giúp HS biết vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và êke).
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS vẽ bảng con : Vẽ tam giác ABC và đường cao của tam giác ABC.
* Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
- GV vẽ đường thẳng AB .
- GV nêu: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB, ta vẽ như sau:
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN. Ta được đường thẳng AB // đường thẳng CD.
- Để vẽ được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB cô vừa vẽ theo mấy bước?
à Chốt: 2 bước vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (17’)
Bài 1/53 (SGK):
- HS đọc thầm yêu cầu đề bài.
- HS thực hành vẽ vào sách.
- Chốt: Em vừa vẽ theo mấy bước?
Củng cố cách vẽ 2 đường thẳng // .
Bài 2/53 (HS đọc yêu cầu):
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hành vẽ vào SGK.
- HS nêu tên các cặp cạnh // với nhau.
- Chốt: Cách vẽ 2 đường thẳng //, nêu tên các cặp cạnh //.
Bài 3/54 (nháp).
- HS đọc đề bài.
- Bài có mấy yêu cầu?
- HS hoàn thành vào nháp.
- Chốt: Cách vẽ hai đường thẳng // và kiểm tra góc vuông.
* Dự kiến sai lầm:
- HS gặp khó khăn ở bài 2.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3 - 5’)
- Nêu bước vẽ 2 đường thẳng //.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 2 tháng 11 năm 2006.
Tiết 44
Thực hành vẽ hình chữ nhật
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,thước kẻ, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Vẽ đường thẳng CD// với MN đi qua E.
- Nêu cách vẽ 2 đường thẳng //.
* Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
- GV nêu yêu cầu: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2 cm.
- GV hướng dẫn vẽ: GV vừa hướng dẫn vừa thao tác trên bảng theo 4 bước:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D. Trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm .
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2cm.
+ Nối A và B ta được hình chữ nhật ABCD .
- Cô vừa vẽ hình chữ nhật ABCD theo mấy bước?
- HS nêu lại 4 bước vẽ .
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
Bài 1/54 (vở)
- HS đọc đề bài.
- Bài có mấy yêu cầu?
- HS hoàn thành bài vào vở.
- Chốt : + Nêu cách vẽ HCN .
+ Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào ?
Bài 2/54 (SGK)
- HS đọc đề bài.
- HS thực hành vẽ vào SGK.
- Chốt : Hai đường chéo HCN bằng nhau .
Củng cố cách vẽ HCN với số đo cho trước .
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Hình vẽ chưa chính xác.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3-5’)
- Nêu cách vẽ HCN .
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006
Tiết 45
Thực hành vẽ hình vuông
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài 1 cạnh cho trước.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm.
- Tính chu vi hình chữ nhật vừa vẽ.
* Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
- GV nêu yêu cầu: Vẽ hình vuông có cạnh 3cm.
? Hình vuông có đặc điểm gì?
- GV: Có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài = 3cm, chiều rộng= 3cm. Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD?
- HS vẽ bảng con.
- GV: Em vừa vẽ hình vuông theo mấy bước, nêu từng bước vẽ.
- HS nêu cách vẽ.
à GV chốt: đó chính là cách vẽ hình chữ nhật.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (17’)
Bài 1/55 (Vở):
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hành vẽ vào vở.
- Chốt: Cách vẽ hình vuông, cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
Bài 2/55 (nháp)
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hànhvẽ và kiểm tra trên giấy nháp.
- Chốt: Cách vẽ hình vuông.
Bài 3/ 55 (Nháp):
- HS đọc đề bài.
- HS hoàn thành yêu cầu bài tập vào nháp.
- Chốt: - 2 đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau, hai đường chéo của hình vuông = nhau.
* Dự kiến sai lầm của HS:
- HS gặp khó khăn ở bài 2 phần b.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (3 - 5’)
- Chốt cách vẽ hình vuông.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Toan tuan 9(1).doc