I-Mục tiêu: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: So sánh hai số tự nhiên. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin và hứng thú trong học tập và thực hành toán. Bỏ bài 2b, 3b.
II. Hoạt động dạy học
27 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 4: Tiết 1: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------
Ngày soạn : 22/9/2009
Ngày giảng:Thứ 6/25/9/2009
Tiết 1: Toán
Bài: Giây, thế kỉ
I. Mục tiêu:
- Biết đơn vị : giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm.
-Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.(bài 1,2a,b)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin và hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy- học: - 1 đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
III. Hoạt động dạy- học:
Giáo viên
1. Kiểm tra: - Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học . Hai đơn vị đo khối lượng gần nhau thì gấp kém nhau bao nhiêu lần ?
2. Bài mới: *Giới thiệu bài
HĐ 1:Tìm hiểu về: giây
- Dùng đồng hồ treo tường (có đủ 3 kim) để ôn về phút, giờ và giới thiệu về giây.
- Hãy quan sát sự chuyển động của kim giây cho biết 1 phút = ? giây.
Tổ chức cho HS ước lượng về giây
-Hướng dẫn HS ôn lại mối quan hệ giữa giờ, giây và phút ?
HĐ 2: Tìm hiểu về thế kỉ.
-GV: Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. 1thế kỉ = 100 năm
- Năm 179 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm 1990 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm nay thuộc thế kỉ nào ?
HĐ 3: Thực hành.
Bài1: GV lưu ý học sinh các phép tính nhẩm rồi viết kết quả vào chỗ chấm và nhớ điền tên đơn vị .
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Củng cố về thế kỉ.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Củng cố về năm, thế kỉ.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài.
-Về nhà xem lại bài- Nhận xétgiờ học
Học sinh
2 HS nêu
Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi và nêu .
1giờ = 60 phút
- HS quan sát đồng hồ và nêu .
1phút = 60 giây
- HS tập ước lượng về giây.
- HS theo dõi và nêu : 1giờ = 60 phút; 1phút = 60 giây; và ngược lại
- HS theo dõi và nêu lại .
- Vài HS nêu , lớp theo dõi nhận xét
- .........thuộc thế kỉ II.
-..........thuộc thế kỉ XX.
-..........thuộc thế kỉ XX.
-..........thuộc thế kỉ XXI.
Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
- 2 HS làm bảng con lần lượt từng bài
1phút = 60 giây; phút = 20 giây;
- 2 HS làm bảng- lớp làm vở
a.Bác Hồ sinh năm 1890,thế kỉ XIX
b.Cách mạng thángTám năm1945,thế kỷ XX.
*HS khá, giỏi làm thêm câu c và BT3
c, Bà Triệu....năm 248....III.
- 2HS làm bảng ( tương tự bài 2).
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nêu lại cách tính thế kỉ và cách chuyển đổi đơn vị đo thời gian.
: Tiết2: Tập làm văn
Bài: Luyện tập xây dựng cốt truyện
I Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề(SGK),xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần giũ với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS. Biết kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện .
II. CHUẩN Bị:
II. Đồ dùng Dạy- học Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra: GV hỏi:
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: *Giới thiệu bài .
HĐ1:Tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện.
- Phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
+Xây dựng cốt truyện các em chỉ cần nêu vắn tắt, không cần nêu chi tiết câu truyện .
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- Nhắc HS: Từ đề bài này, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
3.Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản.
-Hướng dẫn: Từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau về chủ đề : tính trung thực, hiếu thảo .
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp .
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung .
- Yêu cầu HS thi kể truyện trước lớp.
-Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò:- Gọi hai hs nêu cách xây dựng cốt truyện .
-Về nhà học bài ,chuẩn bị bài sau: Viết thư ( Kiểm tra viết )
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS trả lời.
-Lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- HS theo dõi và nêu .
- Học sinh theo dõi.
-Học sinh đọc lại gợi ý 1, 2 sách giáo khoa .
- Vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn.
- HS làm bài cá nhân- đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi theo ý 1 hoặc ý 2.
-1 HS giỏi làm mẫu: trả lời lần lượt các câu hỏi.- lớp th.dõi, b.dương
- Từng cặp thực hành kể vắn tắt theo sự tưởng tượng của bản thân.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét,bình chọn
- Để xây dựng được cốt truyện chúng ta cần hình dung đượccác nhân vật, chủ đề, diễn biến, kết quả câu truyện.
------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
Bài: Luyện tập về từ ghép từ láy
I. Mục tiêu:
-Qua luyện tập ,bước đầu nắm được hai loại từ ghép (Có nghĩa tổng hợp,có nghĩa phân loại)
-Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (Giống nhau ở âm đầu,vần ,cả âm đầu và vần)
Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
II. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra:
Thế nào là từ ghép? từ láy? cho ví dụ ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài .
HĐ1: Củng cố về mô hình cấu tạo từ ghép.
Bài 1: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu hs th.luận theo cặp
- GV nhận xét ,chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- GV: Muốn làm được bài này cần biết từ ghép có hai loại : Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ 2: Củng cố về mô hình cấu tạo từ láy.
Bài 3:Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- GV: Muốn làm bài này đúng, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào.
- Nhận xét, chốt lại két quả đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi, chốt lại nội dung bài học.
-Về nhà học bài - Nhận xét, giờ học
-2 hs nêu .
- Lớp theo dõi ,nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 1 hs đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc theo cặp
+ Bánh trái có nghĩa tổng hợp ; bánh rán có nghĩa phân loại .
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS các nhóm nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
a. xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
b. ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- HS đọc nội dung bài tập .
- 1HS làm bảng- lớp làm vở, chữa
Kết quả đúng: nhút nhát; lạt xạt, lao xao; rào rào.
- Theo dõi, trả lời
Tiết 4: Địa lí
Bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân.
-Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi:Đường nhiều dốc cao,quanh co,thường bị sụt lở vào mùa mưa.
- Bồi dưỡng và phát triển cho HS những thái độ, thói quen ham học hỏi và tìm hiểu về địa lí. Biết được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con ngời.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra: Kể tên các dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn?
-Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: *Giới thiệu bài .
HĐ1.Tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
- Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? ở đâu ?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
- Người dân nơi đây trồng những gì trên ruộng bậc thang ?
- Kể những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm ?
- Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
HĐ 2. Tìm hiểu về khai thác khoáng sản.
- Kể những khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ?
- ở đây khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
- Mô tả quy trình sản xuất phân lân .
- Tại sao phải giữ gìn khai thác khoáng sản hợp lí ?
- Ngoài khai thác khoáng sản ở đây còn khai thác gì nữa ?
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung bài học
-Về nhà học bài, Chuẩn bị bài sau:Trung du Bắc Bộ.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS nghiên cứu SGK và nêu:
- Trồng lúa, chè, các loại cây ăn quả xứ lạnh; trồng trên ruộng bậc thang.
- Được làm ở trên các sườn đồi , núi .
- Giúp giữ nước, chống xói mòn .
- Trồng lúa ngô, cây hoa màu, cây lương thực .
- Những trang phục dệt thổ cẩm ở nơi đây không chỉ đẹp mà còn được nhiều người yêu thích, những sản phẩm đan lát cũng rất tuyệt vời .
- Màu sắc sặc sỡ, nhiều màu mang đặc trưng trang phục của người dân nơi đây .
- Sử dụng và bán cho khách du lịch tham quan nơi đây, hiện nay hàng thổ cẩm còn được xuất khẩu .
- a – pa - tit, đồng, chì, kẽm
- Được khai thác nhiều nhất là a –pa - tit
- HS quan sát hình vẽ và nêu .
- Là tài nguyên quý nó chỉ có hạn .
- Khai thác sức nước.
- HS nêu
Tiết 5: Sinh hoạt lớp – Cuối tuần 4
I.Mục tiêu : Giúp hs :
-Thực hiện nhận xét,đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ,chưa tiến bộ của cá nhân, tổ,lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho hs tính tự quản,tự giác,thi đua,tích cực tham gia các hoạt động của tổ,lớp,trường.
II.Hoạt động dạy-học :
1.Giới thiệu tiết học
2.Hướng dẫn thực hiện :
A.Nhận xét,đánh giá tuần qua :
-*Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nh.xét,đánh giá mình
-Tổ trưởng nhận xét,đánh giá,xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận ,tự xếp loai tổ mình
* Lần lượt Ban cán sự lớp nh.xét đánh giá tình hình lớp tuần qua ,xếp loại các tổ :
-Chuyên cần,đi học đúng giờ - Chuẩn bị đồ dùng học tập
-Vệ sinh bản thân,trực nhật lớp , sân trường - Đồng phục,khăn quàng ,
- Xếp hàng ra vào lớp,thể dục,múa hát sân trường.Thực hiện tốt A.T.G.T
-Bài cũ,chuẩn bị bài mới -Phát biểu xây dựng bài -Rèn chữ, giữ vở – Kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm
- Ăn quà vặt
B.Một số việc tuần tới :
-Nhắc hs tiếp tục thực hiện các nội quy đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Các khoản tiền nộp của hs
File đính kèm:
- Giao an lop 4T4 CKTKN.doc