Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 32 - Tiết 156: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)

Kiến thức & Kĩ năng :

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số .

 - Biết so sánh số tự nhiên.

II - CHUẨN BỊ :

- Phấn màu

III - LÊN LỚP :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.

 GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

 

doc25 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 32 - Tiết 156: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong bài văn (BT1) ; bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em thích. II - CHUẨN BỊ: - Thầy: Bảng phụ, phấn màu, tranh , ảnh về loài vật III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài tập 1: GV treo tranh GV nhận xét và chốt lại Bài tập 2: GV cho HS xem tranh các con vật để làm bài. Lưu ý HS : tả ngoại hình. Bài tập 3: tương tự như BT 2 nhưng tả hoạt động. Sau khi HS làm GV nhận xét, chốt lại. HS quan sát tranh minh họa con tê tê. HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK. HS suy nghĩ , làm bài. HS phát biểu ý kiến. Câu a: Đoạn 1: Mở bài – giới thiệu chung về con tê tê. Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi. Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng và cách tê tê đào đất. Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê. Đoạn 6: Kết bài – tê tê là con vật có ích, con người cần bào vệ nó. Câu b: Bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi – bốn chân. Câu c: Cách tê tê bắt kiến, cách tê tê đào đất được tác giả tả tỉ mỉ. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS thực hiện làm bài. HS phát biểu ý kiến. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. HS thực hiện làm bài. 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng Mở bài - Kết bài trong bài văn miêu tả con vật. Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2013. Toán TIẾT 160 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I - MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Thực hiện được cộng, trừ phân số . - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. II - CHUẨN BỊ: - Phấn màu III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Ôn tập về phân số - Bài học giúp các em ôn những gì ? ( Giúp ôn tập, củng cố khái niệm phân số; so sánh, rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số ) 3. Bài mới : (27’) A) GIỚI THIỆU BÀI: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài tập 1: GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số khác mẫu số trước khi làm bài. GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: - Yêu cầu HS tìm được x theo quan hệ giữa thành phần & kết quả phép tính (như đối với số tự nhiên) GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 4: (dành HS khá, giỏi nếu còn thời gian) Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải. - Nêu cách cách giải toán BT 4 /168 GV chốt lại lời giải đúng 1)-HS làm bài vào vở - 2 lượt HS lên bảng sửa; HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số và thống nhất kết quả 2) HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số khác mẫu số trước khi làm bài. - HS làm bàivào vở - 2 lượt HS lên bảng sửa và thống nhất kết quả 3) -HS làm bài vào vở - 3 HS sửa bài . Lớp nêu cách tìm và thống nhất kết quả 4) -HS giải theo nhóm đôi . - 2 HS lên bảng giải và thống nhất kết quả: a) Số phần diện tích để trồng hoa và lối đi: (diện tích vườn hoa) Số phần diện tích để xây bể nước: 1 - (diện tích vườn hoa) b) Diện tích vườn hoa : 20 x15 = 300 ( m² ) Diện tích để xây bể nước: 300 x = 15( m² ) 4. Củng cố : (3’) - Thi đua giải nhanh BT 5 / 168: Đổi = 15 phút ; 40 cm. So sánh và kết quả : Con sên thứ hai bò nhanh hơn. - Bài học hôm nay giúp các em ôn những gì ? 5. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với phân số (tt) Tập làm văn TIẾT 64: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI , KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I - MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1) ; bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3). II - CHUẨN BỊ: - Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu - Trò: SGK, vở ,bút,nháp III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng Mở bài – Kết bài trong bài văn miêu tả con vật. b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài tập 1: Yêu cầu HS nhắc lại cách mở bài kiểu trực tiếp, gián tiếp, các kiểu kết bài mở rộng, không mở rộng. GV kết luận câu trả lời đúng. Ýa,b: 2 câu đầu: mở bài gián tiếp. Câu cuối: kết bài kiểu mở rộng. Ýc: Mở bài kiểu trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa. Kết bài không mở rộng: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. Bài tập 2: GV phát phiếu cho một số HS làm trên phiếu. GV nhận xét. Bài tập 3: GV nhắc HS: Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng. GV lắng nghe và nhận xét. HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS nhắc lại. Hs đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân, trao đổi với bạn bên cạnh, trả lời lần lượt các câu hỏi. HS phát biểu ý kiến. HS đọc yêu cầu bài tập. HS viết bài vào vở. HS đọc bài làm của mình. HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm vào vở. HS đọc phần bài làm của mình. 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị: Miêu tả con vật. (KT viết ) Khoa học TIẾT 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT. I - MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với mơi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ mơi trường thức ăn, nước, khí ơ-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bơ-níc, nước tiểu, - Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với mơi trường bằng sơ đồ. II - CHUẨN BỊ: - Hình trang 128,129 SGK. - Bảng nhóm. III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Bài “Động vật cần ăn gì để sống?” - Qua bài học em biết những gì? - Phân loại động vật theo thức ăn của chúng. - Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng. 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Bài “Trao đổi chất ở động vật” b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật . - Yêu cầu HS quan sát + Kể tên những con vật được vẽ trong hình. + Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình. + Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung. + Động vật thường xuyên lấy gì và thải gì vào môi trường trong quá trình sống? + Quá trình trên được gọi là gì? Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nứơc, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểuQuá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật - Chia nhóm, phát giấy, bút vẽ cho các nhóm. - Chốt vấn đề . * Liên hệ thực tế và trả lời : Trong quá trình sống , động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì? - Quan sát các hình 1 trang 128 SGK. + Nêu tên các con vật:bò, nai, hổ, vịt. + Kể yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình: ánh sáng , nước, thức ăn + Yếu tố còn thiếu : không khí + Lấy thức ăn, nước, không khí..và thải vào môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu + Quá trình trên được gọi là quá trình trao đỗi chất. * Quan sát và nêu những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường. - HS làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ. - Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. 4. Củng cố : (3’) - Động vật thường xuyên lấy gì từ môi trường? - Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì? 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . - Chuẩn bị : Quan hệ thức ăn trong tự nhiên. Sinh hoạt TUẦN 32 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 33 . - Báo cáo tuần 32. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tích cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 33. - Nhận xét tiết .

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 32 NH 12 13.doc