A. Mục tiêu
- Thực hiện được các phép tính về phân số .
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu) của hai số đó.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học
20 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 30: Luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, 2 cái chân)
- Cả lớp nhận xét và đọc lại những từ ngữ miêu tả đó.
Bài 3:
- Gọi hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho hs quan sát tranh về con vật nuôi ở nhà(vd: mèo, chó)
- Nhắc lại yêu cầu và gọi hs nêu các bộ phận cần tả của con vật đó và ghi vào phiếu:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Bộ lông
Cái đầu
Hai tai
Đôi mắt
Bộ ria
Bốn chân
Cái đuôi
- Gọi hs trình bày kết quả.
- GV nhận xét và cho hs đọc lại dàn bài.
- Cho Hs dựa vào dàn bài để tập tả miệng các bộ phận.
Bài 4:
- GV nêu yêu cầu ”Miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo(chó)”
- Gv cho hs đọc thầm lại bài ”Con Mèo Hung” SGK để nhớ lại các hoạt động của mèo.
- GV yêu cầu hs viết đoạn văn tả hoạt động của mèo(chó).
- Gọi hs đọc bài đã làm, gv nhận xét.
III. Củng cố - Dặn dò
- Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Hs nhắc lại
- HS quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả
- HS đọc to.
- Hs đọc thầm nội dung
- Vài HS nêu ý kiến
- HS quan sát làm phiếu
-HS trình bày cá nhân
-Hs nhận xét
- Hs đọc to yêu cầu
- Cả lớp cùng quan sát về con vật nuôi ở nhà .
- Vài hs nêu các bộ phận cần tả con vật .
- HS ghi phiếu
- Vài hs đọc phiếu
- HS tập làm miệng
- Cả lớp lắng nghe và nhắc lại
- Cả lớp đọc thầm
- HS viết nháp
- HS trình bày đoạn đã viết.
- HS nhận xét .
- HS nghe GV đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe .
Khoa học
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
B. Đồ dùng dạy học
- GV : - Hình trang 120,121 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
- HS : - SGK ,vở .
C. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Bài cũ:
- Cây có nhu cầu thế nào về chất khoáng?
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới
a) Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Không khí có những thành phần nào? Những thành phân nào có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật?
- Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2 trang 121 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
b) Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đêu thực hiện được được điều kì diệu đó?
- Giảng cho hs về sự hấp thụ và tạo chất dinh dưõng.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
- Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp đặc biệt là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi choa quá trình hô hấp đất trống cần tơi xốp, thoáng.
III. Củng cố –Dặn dò:
Thực vật có nhu cầu thế nào về không khí?
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét .
- HS nghe giới thiệu bài .
- HS Kể ra.
Hỏi và trả lời theo cặp:
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
+ Quá trình hô hấp xảy ra khí nào?
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
- Trình bày kết quả làm việc theo cặp.
HS nhắc kết luận .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét
- HS nghe GV giảng sự hấp thụ và tạo chất dinh dưỡng .
- HS nêu ứng dụng trồng trọt về nhu cầu không khí .
- HS nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật .
- HS trả lời .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS về nhà xem trước bài mới .
Thứ sáu ngày 05 tháng 4 năm 2013
Toán
THỰC HÀNH
A. Mục tiêu
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng.
- ( HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân.)
B. Đồ dùng dạy học
- Gv : - Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc
- Phiếu thực hành để ghi chép.
- HS : - SGK ,VBT
C. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Bài cũ: Ứng dụng tỉ lệ bản đô (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới
a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất .
GV hướng dẫn như SGK
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
Hướng dẫn như SGK
Bài thực hành số 1
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ (khoảng 4 đến 6 HS/nhóm)
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
Yêu cầu: HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước)
Giao việc:
+ Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo chiều dài bảng lớp học.
GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS
Kiểm tra lại bằng thước đo.
III. Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Thực hành (tt)
-HS sửa bài tập .
- HS nhận xét
- HS nghe giới thiệu bài .
- HS biết đo đoạn thẳng trên mặt đất .
- HS biết gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất .
- HS chia nhóm nhỏ .
- HS nhận nhiệm vụ , để mỗi nhóm thực hành .
- HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành (trong VBT)
- HS dùng thước đo kiểm tra.
- HS về xem trước bài mới .
Luyện từ và câu
CÂU CẢM
A. Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảmû (BT1, Mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước ( BT2 ), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm( BT3 ).
(-HS khá ,giỏi : đặt được câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau).
B. Đồ dùng dạy học
- GV : - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT 1 (phần nhận xét ).
- Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập)
- HS: - SGK
C. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Bài cũ:
GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
GV nhận xét
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu
2. Bài mới
a) Nhận xét
HS nối tiếp nhau đọc BT 1,2,3.
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Câu 1:
Ý 1: dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông com mèo.
Ý 2: dùng thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
Câu 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than.
Câu 3: Rút ra kết luận
Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật
b) Ghi nhớ
Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
c) Luyện tập
Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm.
HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập
GV chốt lại lời giải đúng.
VD : Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Bài tập 2:
HS làm tương tự như bài tập 1
Câu a: Trời, cậu giỏi quá!
Câu b: Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài tập
Câu a: Cảm xúc mừng rỡ.
Câu b: Cảm xúc thán phục.
Câu c: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
III. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- HS sửa bài làm về nhà .
- HS Nhận xét
- HS nghe giới thiệu bài .
- HS nối tiếp nhau đọc BT
- HS nhận xét
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- Cuối các câu trên có dấu chấm than.
- HS nhắc lại kết luận .
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS làm bài tập
- HS trình bày
- HS làm bài tập
- HS trình bày
- HS làm bài tập
- HS trình bày
- HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- HS về xem trước bài mới .
Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN .
A. Mục tiêu
- Biết điền đúng nội dung vào những cho ãtrống trong giấy tờ in sẵn : Phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú , tạm vắng(BT2) .
B. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, giấy khổ to
- HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
GV treo tờ phôtô lên bảng và giải thích từ viết tắt: CMND. Hướng dẫn HS điền nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
Nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
Ở mục địa chỉ: ghi địa chỉ của người họ hàng.
Ở mục Họ tên chủ hộ: em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
- GV phát phiếu cho từng HS .
GV nhận xét.
Bài tập 2:
GV chốt lại:
Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe giới thiệu bài .
- HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung phiếu.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài tập .
-HS thực hiện điền vào đầy đủ các mục.
-HS nối tiếp nhau đọc tờ khai rõ ràng, rành mạch.
- HS nhận phiếu làm bài tập .
- HS nhận xét .
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS về xem trước bài mới .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 30 từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 31
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
+ Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
+ Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết diểm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Kế hoạch tuần tới:
......
Nhận xét của BGH
File đính kèm:
- Tuan 30.doc