. Mục tiêu: HS
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp, cách dùng bảng thống kê, viết về các số đến hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Vận dụng làm đúng các bài tập 1, 2, 3 và biết đọc viết các số theo hàng, lớp.
- Có ý thức khi học toán, biết vận dụng vào cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- GV : kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ, nội dung bài tập 1.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
29 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 3 - Tiết 2: Triệu và lớp triệu (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập phân
- Hướng dẫn HS viết số với các chữ số đã cho: 3 ;4 ;5 ;6 ;’7 ;8 ;9
- Viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín.
+ Hai nghìn không trăm linh năm.
+ Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
- GV: Như vậy với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
? Nêu g/t của mỗi c/số trong từng số trên.
c. Thực hành
*Bài 1: Viết theo mẫu
? Nêu yc bài
- YC các nhóm thảo luận làm phiếu
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chữa bài
TK: Bài củng cố lại cách viết số ...
* Bài 2:
- Y/c HS đọc đề bài
- Gọi HS lên trình bày, lớp làm vở
HD: Viết các số sau thành tổng
387 = 300 + 80 + 7
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
TK: Phân tích các số ...
*Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau:
- Gọi HS nêu yc bài
? Giá trị của chữ số 5 như thế nào trong mỗi số?
- YC các cặp thảo luận, làm bài trên phiếu
- Gọi đại diện cặp gắn bài, trình bày.
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài .
3. Củng cố
? Gi¸ trÞ cña mçi ch÷ sè phô thu«c vµo ®©u ?
5. Tổng kết-Dặn dò
- Qua bài các em biết cách sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân..
- Về làm bài trongVBT và chuẩn bị bài sau: “ So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên”
1’
3’
1’
7’
7’
6’
5’
5’
2’
3’
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- 2 HS lên bảng làm viết dãy số tự nhiên theo yêu cầu
- 10 ;11 ;12 ;13 ;14 ;15 ;16 ;17 ;18 ;...
- 201 ;202 ;203 ;204 ;205 ;206 ;.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS nêu
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- HS tự viết số do mình chọn: 234; 5698 ; 74012 .
- HS viết số :
+ 999
+ 2 005
+ 685 402 793
- HS tự nêu
- HĐN4
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- Đại diện 3 nhóm gắn bài, trình bày
+ 80 712: 8chục nghìn, 7trăm, 1chục, 2 đơn vị.
+ 5 864: gồm 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục và 4 đơn vị.
+ 2 020 : gồm 2 nghìn, 2 chục.
+ 55 500: gồm 5 chục nghìn, 5 nghìn và 5 trăm.
+ 9 000 509: gồm 9 triệu, 5trăm và 9 đơn vị.
- HĐCN
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở
+ 873 = 800 + 70 + 3
+ 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
+ 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- HĐ cặp
- Các cặp thảo luận, làm bài
- Đại diện 3 cặp gắn bài, trình bày
Số
45
57
561
5824
5842769
Số 5
5
50
500
5000
5000000
- Giá trị của chữ số 5 phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số.
-Nghe
- Ghi nhớ
--------------------------------------------------------------
Tiết 2: Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
-------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn
VIẾT THƯ
A. Mục tiêu: HS
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết áp dụng kiến thức đã học vào viết một bức thư có đủ ba phần theo kết cấu của bài.
- Vận dụng tiết học vào thực tế cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ , vở bài tập, SGK
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
? Cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
- Nhận xét, ghi điểm
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2. Nội dung
a. Nhận xét
- Gọi HS đọc bài: Thư thăm bạn
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
? Theo em người ta viết thư để làm gì ?
? Đầu thư bạn Lương đã viết gì ?
? Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
? Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ?
? Theo em nội dung bức thư cần có những gì ?
? Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc ?
b. Ghi nhớ
c. Luyện tập
*Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- GVgạch chân dưới những từ: trường khác, để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
- Phát giấy, bút cho các nhóm
- YC các nhóm trao đổi hoàn thành phiếu
- Gọi các nhóm trình bày
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ?
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp ở trường mình ?
+ Em nên chúc hứa hẹn với bạn điều gì ?
* Viết thư:
- Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để viết thư.
- HS viết bài
- Gọi học sinh đọc lá thư của mình.
- Nhận xét cho điểm Hs viết tốt.
4. Củng cố
- Khi viết thư cần chú ý đến những điều gì?
- Biết viết thư thăm người thân ở xa
5.Tổng kết-Dặn dò
-Qua bài các em biết cách trình bày một bức thư..
- Nhân xét tiết học
- Về nhà viết lại bức thư vào vở.
1’
3’
1’
10’
2’
9’
7’
2’
3’
- Hát đầu giờ.
- Hai HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.
- Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.
- Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.
- Lương thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
- Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người vơi nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
- Nội dung bức thư cần:
+Nêu lí do và mục đích viết thư.
+Thăm hỏi người nhận thư.
+Thông báo tình hình người viết thư.
+Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tình cảm
- Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
- Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- 3 -> 4 HS đọc ghi nhớ SGK
- HĐN4
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- Nhận đồ dùng học tập
- Các nhóm thảo luận và làm vào phiếu.
- Đại diện 3 nhóm trình bày
+ Viết thư cho một bạn ở trường khác.
+ Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
+ Xưng hô bạn – mình ; cậu – tớ.
+ Hỏi thăm sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.
+ Tình hình sinh hoạt, học tập, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em.
+ Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn thư sau.
- HĐCN
- Học sinh suy nghĩ viết ra nháp
- Viết bài vào vở.
- 3 – 5 Hs đọc bài.
- 1-2 em nêu
- Về học thuộc phần ghi nhớ.
-----------------------------------------------------------
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
(Mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức HCM: Bộ phận)
A. Mục tiêu: HS
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Có lòng nhân hậu, biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
B. Đồ dùng dạy học
- Một số truyện viết về lòng nhân hậu
- Bảng phụ viết gợi ý 3 sgk (dàn ý KD) tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS kể chuyện Nàng tiên Ốc
- Nhận xét cho điểm.
III. Bài mới
1. Giới thiệu- ghi đầu bài
2. HD HS kể chuyện
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề
- Gọi HS đọc đề bài
- GV gạch chân: Được nghe được đọc, lòng nhân hậu
- Gọi HS đọc phần gợi ý
? Lòng nhân hậu được biểu hiện ntn? lấy VD về 1 số truyện về lòng nhân hậu mà em biết?
? Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
* Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn nói về tình yêu thương các cháu ...
- GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng
b. Kể chuyện trong nhóm.
- YC HS hoạt động nhóm 4
- GV giúp đỡ các nhóm
c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
-Tổ chức cho HS thi kể
- GV ghi tên HS. Ghi tên câu chuyện truyện đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn nhất
-GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố
? Qua câu chuyện em và các bạn vừa kể vừa kể em học được điều gì?
- Cần học những điểm tốt của nhân ...
4. Tổng kết -Dặn dò
- Các em vừa được nghe một số câu chuyện về lòng nhân hậu .
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện
1’
4’
1’
5’
8’
16’
3
2’
lớp hát
- 2HS kể truyện thơ nàng tiên ốc.
-Nhận xét.
- 2HS đọc, lớp theo dõi
- 4 HS đọc nối tiếp phần gợi ý.
- Biểu hiện của lòng nhân hậu.
+ Thương yêu quý trọng, quan tâm đến mọi người. VD: Nàng công chúa nhân hậu, chú cuội...
+ Cảm thông, sãn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: VD bạn Lương, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu...
+ Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của cuộc sống: VD : Chiếc rễ đa tròn...
+ Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác.
-Em đọc trên báo, trong truyện cổ tích trong sgk đạo đức, trong truyện đọc, xem ti vi..
- Lớp lắng nghe
- Các nhóm cùng kể chuyện
- HS thi kể
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn
- HS nêu
- Nghe
- Nghe
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
NHẬN XÉT CHUNG TUẦN 3
I. Yêu cầu: HS
- Thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
- Rèn cho HS thực hiện tốt nội quy đề ra, có ý thức học tập tốt, ngoan, chăm học
- Tinh thần phê và tự phê
II. Nội dung sinh hoạt
1. Nhận xét chung các mặt hoạt động tuần 3
a. Đạo đức
- Các em ngoan ngoãn lễ phép, đoàn kết với bạn bè, thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đánh cãi chủi nhau. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng đùa nghịch trêu chọc bạn trong giờ học: Du, Chỉnh.
b. Học tập
- Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ.
- Sách vở đồ dùng chưa đầy đủ còn quên sách vở, vở viết . Ý thức học và làm bài ở nhà chưa cao
- Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện riêng, còn 1 số em làm việc riêng : Hữu, Thu, Hiền
- Viết bài còn chậm, trình bày vở viết còn xấu: Phạm, Nam, Lưu.
+ Tuyên dương: Tỉnh, Thảo, Thủy, Xoan, ngoan có ý thức cố gắng học.
+ Phê bình: Hữu, Hà, Hoa lười học không chú ý nghe giảng
c. Các hoạt động khác
- Vệ sinh đầu giờ tham gia đầy đủ.Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
2. Phương hướng hoạt động tuần 4:
- Đi học đều, đúng giờ, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp
- Tham gia dọn vệ sinh đầu giờ đầy đủ đúng giờ
- Có ý thức học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Tiếp tục nộp các khoản quỹ nhà trường quy định
-------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 3.doc