Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 25 - Phép nhân phân số (tiếp theo)

- Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số.

 - Có kĩ năng thực hiện nhân hai phân số và làm thành thạo các bài tập dạng trên

 - Tính đúng, vận dụng vào thực tế

B. Đồ dùng dạy - học

 - GV: Vẽ sẵn trên bảng phụ hình vẽ như phần bài học của SGK.

 - HS: SGK, vở ghi

 

doc26 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 25 - Phép nhân phân số (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng cảm, yêu nước, bọn phát xít giết chú bé này, lại có những chú bé khác. - Vì tinh thần dũng cảm sự hi sinh cao cả của các chú bé du kích sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người. - Vì các chú đã làm cho tên phát xít tưởng rằng các chú đã sống lại, đất nước này là ma quỉ. - Nghe - Những chú bé dũng cảm. - Những con người bất tử. - Những con người quả cảm. - Sự hi sinh anh dũng... - HS tự liên hệ - Nghe ===============================o0o============================== THỨ 6 Ngày soạn: 6/3/2013 Ngày giảng: 8/3/2013 Tiết 1: Toán PHÉP CHIA PHÂN SỐ A. Mục tiêu: HS - Biết cách thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - Có kĩ năng chia phân số thành thạo - Say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế B. Đồ dùng dạy - học - GV: Hình vẽ minh họa như phần trong bài học SGK vẽ sẵn trên bảng phụ. - HS: SGK, vở ghi C. Các họat động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy tg Hoạt động học I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở bài tập của hs - Nhận xét III. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài a. Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số - Bài toán : Hình chữ nhật ABCD có diện tích m² , chiều rộng là m.Tính chiều dài của hình chữ nhật đó ? Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật muốn tính chiều dài chúng ta làm như thế nào? - Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD ? - Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. : = = = - Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét ? * Quy tắc: SGK 3. Luyện tập *Bài 1: ? Nêu yc bài ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm miệng trước lớp. - GV nhận xét bài làm của HS. * Bài 2: ? Nêu yc bài - HD: Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào? - Gọi hs lên bảng làm, lớp làm vở - Nhận xét, chữa bài *Bài 3: ? Nêu yc bài - HD: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa. IV. Củng cố ? Nêu cách chia phân số? - Biết vận dụng vào thực tế V. Tổng kết - Dặn dò - Muốn chia hai phân số ta lấy phân số ... - Về nhà học, làm bài trong VBT - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học 1’ 3’ 1’ 8’ 2’ 6’ 7’ 7’ 2’ 3’ - Vở bài tập - Nghe GV giới thiệu bài. - HS nghe và nêu lại bài toán. -Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều dài. : - HS nghe giảng và thực hiện lại phép tính. - Chiều dài của hình chữ nhật là m - 2 hs nêu *HĐCL - 1 HS nêu yc bài, lớp theo dõi - Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số đảo ngược của các phân số đã cho. - 5 HS lần lượt nêu 5 phân số đảo ngược của các phân số đã cho trước lớp. *HĐCN - 1 HS nêu trước lớp - 3 hs làm bảng, lớp làm vở. a) : == = b): = = c) : = = *HĐCN - 1 hs nêu, lớp theo dõi - 2 hs trình bày, lớp làm vở a) = : === :=== - 2 hs nêu - Nghe -------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Chính tả (N-V) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN A. Mục tiêu:HS - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích (cơn tức giậnthú dữ nhốt chuồng).thấy được hình ảnh trái ngược giữa tên cướp biển rất hung dữ và sự hiền lành, đức độ của bác sĩ Ly - Nghe viết và trình bày đúng đoạn văn, làm đúng bài tập CT phương ngữ 2a/b - Tính cẩn thận, biết giữ vở sạch viết chữ đẹp. B. Đồ dùng dạy- học: - GV Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a(68) - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy tg Hoạt động học I. Ổn đinh tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Bài mới: 1. Giới thiệu: Trực tiếp 2. Nội dung bài a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết - Gọi hs đọc đoạn văn? ? Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ? ? Hình ảnh nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp trái ngược nhau? b. Viết từ khó - Những từ nào hay viết sai chính tả? - 3 em lên bảng viết lại những từ đó? - Nhận xét các bạn viết? c. Viết chính tả: - Đọc cho HS viết bài. - Đọc cho HS soát lỗi. - Thu chấm một số bài - Nhận xét ưu, nhược. 3. Luyện tập: * Bài 2a ( 68): - Gọi HS đọc YC và đoạn văn - Tổ chức HS từng nhóm thi tiếp sức tìm từ? - Hãy nêu lại bài của mình? - Nhận xét các nhóm GV chữa bài: thứ tự: gian, giờ, dãi, gió , ràng, rừng. IV. Củng cố ? Bác sĩ Ly là người ntn? ? Khi viết chính tả cần chú ý điều gì? V. Tổng kết - Dặn dò - Qua tiết học các em đã biết đúng các ... - Về nhà chép lại đoạn văn, thơ ở bài tập 2a, b - CBBS: - Nhận xét giờ học 1’ 1’ 7’ 5’ 13’ 8’ 2’ 3’ - 2 em - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. - Hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Tên cướp nanh ác, hung hãn như con thú nhốt chuồng. - tức giận, dữ dội, rút soạt dao ra, gườm gườm, nghiêm nghị. - Nghe viết bài - Soát lỗi - Nghe * HĐN (theo dãy bàn) - 2 em đọc, lớp theo dõi - Tìm những tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp cho mỗi ô trống. Các từ đúng: không gian, bao giờ, dãi dầu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng - HS đọc bài của mình - 1 hs nêu - Nghe ---------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Khoa học: GV CHUYÊN DẠY ------------------------------------------------------------------------ Tiết 4: Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Mức độ tích hợp GDBVMT: Gián tiếp) A. Mục tiêu: HS - Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng kiến thức đã biết để viết được một đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. - Biết bảo vệ cây trồng. B. Đồ dùng dạy - học - GV: Bảng phụ viết 2 cách mở bài - HS: ảnh về cây cối C. Các hoạt động dạy - học: ( Mức độ tích hợp: Nội dung) Họat động dạy tg Hoạt động học I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là tóm tắt tin tức? ? Muốn tóm tắt bản tin, cần thực hiện những gì? - Nhận xét, ghi điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Nội dung bài * Bài 1 (75) - Nêu yêu cầu và ND bài ? Hai cách mở bài này có gì khác nhau? ?Tại sao em cho cách a là mở bài trực tiếp? ?Tại sao em cho cách b bài gián tiếp? Nhận xét đánh giá bài của bạn? ? Nêu điểm giống nhau của mở bài miêu tả đồ vật và bài miêu tả cây cối? ? Thế nào là mở bài trực tiếp? ? Thế nào là mở bài gián tiếp? *Bài 2(75): - Dựa vào các gợi ý, viết mở bài ( gián tiếp) cho bài văn miêu tả cây phượng, cây mai, cây dừa? - Các em hãy chọn 1 cây để viết mở bài - Hãy nêu bài của mình? - Nhận xét đánh giá bài của bạn? + Biết yêu quý, bảo vệ các loài cây ... Bài 3( 75) - Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: a) Cây đó là cây gì? b) Cây được trồng ở đâu? c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (do ai mua) d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào? - Nêu phần bài làm của nhóm mình? - Nhận xét bài của nhóm bạn? *Bài 4(75) - Hãy viết một đoạn văn mở bài, giới thiệu chung về cây định tả? - Hãy nêu bài của mình? - Gắn bài trình bày - Các em cần có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong thiên nhiên IV. Củng cố ? Mở bài trong bài văn miêu tả cây cối thường có mấy cách? Là những cách nào? ? Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? Nêu các phần cụ thể? V. Tổng kết - Dặn dò - Để viết được bài văn hay, lôi cuốn người đọc các em nên viết mở bài theo - Dặn nếu chưa viết xong bài 2,4 thì về viết tiếp cho hoàn chỉnh và học thuộc bài 3 - Nhận xét giờ học 1’ 3’ 1’ 7’ 8’ 7’ 8’ 2’ 3’ - 2 em nêu - Lắng nghe *HĐCN - 1 hs nêu, lớp theo dõi - 1 HS nêu - Cách a: Mở bài:Trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa định tả. - Cách b: Mở bài: Gián tiếp- Nói về mùa xuân, các loại hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. - Nó hoàn toàn giống nhau cũng có 2 cách viết mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. - MB trực tiếp: Giới thiệu ngay cây định tả. - MB gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả. *HĐCN - HS suy nghĩ rồi viết bài vào vở. VD: Trước cửa nhà em có một mảnh vườn nhỏ, mẹ em trồng bao nhiêu là cây, mỗi cây có một vể đẹp riêng. Một cây mai thế hình con công nổi trội hẳn lên đang phô những cánh hoa vàng rực rỡ. *HĐ cặp - HS quan sát và thảo luận cặp - Tôi giới thiệu với các bạn cây mai vàng. - Cây trồng ở trước cửa nhà tôi. - Cây do dì tôi tặng từ khi tôi còn đang lẫm chẫm tập đi. - Cây mai đang nở hoa rất đẹp. - 3 nhóm * HĐCN - HS làm bài vào vở. 2 em trình bày VD: Sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Đó là món quà kỷ niệm do các anh, các chị đi trước trồng tặng trường. Mỗi cây có một bóng dáng, màu sắc khác nhau. Nhưng to nhất và đẹp nhất vẫn là cây phượng trồng ngay bên trên lớp học của em. - Có 2 cách: Trực tiếp và mở bài gián tiếp. - Nghe ------------------------------------------------------------------ Tiết 5: Sinh hoạt NHẬN XÉT CHUNG TUẦN 25 I. Yêu cầu: - HS thấy được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới - Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp, mạnh dạn khi phê và tự phê - HS chăm học, ngoan ngoãn. II. Nội dung sinh hoạt: - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp - GVCN nhận xét chung 1. Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau Nghỉ học tự do: Suất 2. Học tập: - Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ TD: Hằng, Tuyến, Quỳnh, Xong vẫn còn 1 số bạn chưa thực sự cố gắng trong học tập hay làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Giang, Nghiệp, 3. Công tác khác - Vệ sinh đầu giờ: tham gia tương đối đầy đủ, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ - Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ III. Phương hướng hoạt động tuần 26: - Đạo đức: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt. - Thực hiện tốt các nội quy trường, lớp đề ra

File đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc