Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 11 (Tiếp)

MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000.

-Vận dụng để tính nhanh.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 11 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006 Tiết 51 Nhân với 10;100;1000; chia cho 10;100;1000 I - Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000. -Vận dụng để tính nhanh. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 5 x 74 x 2 = 125 x 3 x 8 = - HS làm bảng con. * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn chục cho 10. - Ghi bảng: 35 x 10 = ? ? 10 còn gọi là mấy chục? Vậy 35 x 10 ta có thể viết bằng: 35 x 1 chục = 1 chục x 35 = 35 chục. ? 35 chục bằng bao nhiêu? Vậy 35 x 10 bằng bao nhiêu? - Ghi bảng: 35 x 10 = 350. - Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào? à Rút nhận xét SGK. - Nêu: 35 x 10 = 350. Vậy 350 : 10 bằng bao nhiêu? - Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm thế nào? à Rút nhận xét SGK. 2.2. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000 (tương tự như trên). à Rút nhận xét chung SGK - HS đọc thầm phần nhận xét chung. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (miệng + vở): - HS đọc yêu cầu. - HS nêu miệng kết quả của cột 1 + 2.làm vở cột 3 - Chốt cách nhân nhẩm với 10,100,1000. + Bài 2 (sách): - HS đọc yêu cầu. - HS làm sách. - Chốt: Cách đổi đơn vị đo khối lượng. * Dự kiến sai lầm: - Gặp khó khăn ở 2 phép tính cuối bài 2. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’) - Chốt cách nhân, chia một số với (cho) 10, 100, 1000. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006. Tiết 52 Tính chất kết hợp của phép nhân I - Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tính chật kết hợp cuả phép nhân. - Vận dụng tính chất kết hợp để tính toán. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Tính bằng cách thuận tiện: 5 x 745 x 2 8 x 356 x 125 * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. So sánh giá trị của hai biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4). - GV ghi: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4). - Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức, so sánh giá trị của hai biểu thức, thứ tự các thừa số trong biểu thức. à Rút nhận xét: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4). 2.2. So sánh giá trị của hai biểu thức: (a x b) x c và a x (b x c) - GV kẻ bảng như SGK. - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức: (a x b) x c và a x (b x c) với các giá trị của a, b, c. à Rút nhận xét: Giá trị của (a x b) x c và a x (b x c) luôn bằng nhau. Rút công thức tổng quát: (a x b) x c = a x (b x c). Rút kết luận SGK - HS đọc. - GV nêu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép tính nhân. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (bảng): - Bài yêu cầu gì? - HS quan sát mẫu và làm bảng con. à Chốt: Vận dụng tính chất kết hợp của phép tính nhân. + Bài 2 (nháp + vở): - HS đọc yêu cầu. - HS làm nháp cột 1 + làm vở cột 2. à Chốt: Vận dụng tính chất kết hợp của phép tính nhân. + Bài 3 (vở): - HS đọc đề bài. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS giải vở. à Chốt: Giải toán liên quan đến phép nhân. * Dự kiến sai lầm: - Lúng túng khi phải sử dụng cả hai tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh. - Bài toán giải chưa biết sử dụng tính chất kết hợp để tính nhanh. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’) - HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006. Tiết 53 Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 I - Mục tiêu: Giúp HS: - Biết nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS làm bảng con: 125 x 2 x 8 250 x 6 x 4 * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Hướng dẫn phép nhân 1324 x 20: - Ghi bảng phép tính: ? 20 = 2 x mấy? - Phép tính: 1324 x 20 có thể viết bằng: 1324 x (2 x 10). - Yêu cầu HS vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính kết quả phép tính: 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10. à Rút nhận xét SGK. - Hướng dẫn đặt tính như SGK. 2.2. Hướng dẫn phép tính: 230 x 70 - Ghi bảng phép tính: 230 x 70. ? 230 bằng 23 nhân mấy? - 70 bằng 7 nhân mấy? à Rút cách ghi như SGK. - Yêu cầu HS tính kết quả của phép tính: 23 x 7 x 10 x 10. à Rút nhận xét SGK. - Hướng dẫn đặt tính như SGK. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (bảng): - HS đọc yêu cầu và đặt tính bảng con. à Chốt: HS nêu lại cách tính. Cách nhân với số có tận cùng là 0. + Bài 2 (nháp): - HS đọc yêu cầu và hoàn thành vào nháp. à Chốt: HS nêu cách thực hiện. + Bài 3 (nháp): - HS đọc đề bài. - HS nêu yêu cầu bài toán. - HS giải vào nháp. à Chốt: vận dụng nhân với số tận cùng bằng chữ số 0 vào giải toán. + Bài 4 (vở): - HS đọc đề bài. - HS nêu yêu cầu bài toán. - HS giải vở. à Chốt: Cách tính diện tích hình chữ nhật. * Dự kiến sai lầm: - Phần b, c bài 2 HS dễ nhầm. - Lời giải bài 3 chưa gọn. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’) - Chữa bài 4. - Chốt cách nhân với số có tận cùng là 0. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2006. Tiết 54 Đề-xi-mét vuông I - Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 1 dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm2. - Biết đọc, viết so sánh các số đo diện tích theo dm2 - Biết mối quan hệ giữa cm2 và dm2. - Vận dụng các đơn vị đo cm2 và dm2 để giải các bài toán có liên quan. II - Đồ dùng dạy - học: - Thước, hình vuông có diện tích 1dm2. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) ? Em đã học đơn vị đo diện tích nào? ? 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu? * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) - GV đưa hình vuông có cạnh 1dm và giới thiệu: Để đo diện tích hình vuông có cạnh 1dm người ta dùng đơn vị đề -xi -mét vuông. - Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. - Đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2. - HS quan sát hình vẽ rút ra nhận xét hình vuông 1dm2 gồm 100 hình vuông 1cm2. - Vậy 1dm2 bằng bao nhiêu cm2. - Rút 1dm2 = 100 cm2. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (miệng): - Bài yêu cầu gì? - HS quan sát sách và trả lời miệng. à Chốt: Cách đọc số đo diện tích dm2. + Bài 2 (sách): - HS quan sát mẫu và hoàn thành vào SGK. à Chốt: Cách viết các số đo với đơn vị dm2. + Bài 3 (bảng): - Bài yêu cầu gì? - HS làm bảng con. à Chốt: Mối quan hệ giữa đơn vị đo cm2 và dm2. + Bài 4 (vở): - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vở. à Chốt: So sánh các số với đơn vị đo diện tích: dm2 và cm2. + Bài 5 (sách): - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS quan sát hình vẽ và điền đúng, sai vào sách. à Chốt: Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. * Dự kiến sai lầm: - Học sinh còn lúng túng khi chuyển đổi đơn vị đo diện tích. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’) - Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2006. Tiết 55 Mét vuông I - Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông. - Biết mối quan hệ giữa cm2, dm2 và m2. - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan. II - Đồ dùng dạy - học: Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông nhỏ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS làm bảng con: Điền dấu vào ô trống: 1245cm2  12dm2 40cm2 7803cm2  78dm2 3 cm2 * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Giới thiệu mét vuông: - Đưa hình vuông có diện tích 1m2 - HS quan sát. - GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2. - Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Mét vuông viết tắt là: m2. 2.2. Giới thiệu mối quan hệ giữa cm2, dm2 và m2. - HS quan sát hình để rút ra nhận xét: Hình vuông 1m2 gồm 100 hình vuông 1dm2. Vậy, 1m2 = 100dm2. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (sách): - HS quan sát mẫu và hoàn thành SGK. à Chốt: Cách viết các số kèm theo đơn vị m2. + Bài 2 (sách): - HS đọc yêu cầu. - HS làm SGK. à Chốt: Mối quan hệ giữa cm2, dm2 và m2. + Bài 3 (vở): - HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu tìm gì? - HS giải vở. à Chốt: Cách tính diện tích hình vuông. + Bài 4 (nháp): - HS quan sát hình vẽ SGK. - HS tìm diện tích của miếng bìa. à Chốt: Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. * Dự kiến sai lầm: - HS còn lúng túng khi chuyển đổi đơn vị đo từ lớn ra nhỏ. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’) - Chữa bài 3. - Một mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông? - Hình vuông có cạnh dài 1m có diện tích là bao nhiêu? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docToan tuan 11.doc
Giáo án liên quan