Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 11: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000

.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,

 - Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000,

 - Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, để tính nhanh.

II. Đồ dùng dạy - học

III. Hoạt động Dạy – học:

 

doc46 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 11: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình. +Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn. +Em học được ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. +Em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập. +Em học tập được ở anh Kí lòng tự tin trong cuộc sống, không tự ti vào bản thân mình bị tàn tật. Thứ tư Tiết : 53 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I.Mục tiêu: Giúp HS:-Biết cách thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0. -Aùp dụng phép nhân với số tận cùng là chữ số 0 để giải các bài toán tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 52, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học này các em học cách thực hiện phép nhân với số tận cùng là chữ số 0. b.Hướng dẫn nhân với số tận cùng là chữ số 0 : * Phép nhân 1324 x 20 -GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20. -GV hỏi: 20 có chữ số tận cùng là mấy ? -20 bằng 2 nhân mấy ? -Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) -Hãy tính giá trị của 1324 x (2 x 10) -Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu ? -GV hỏi: 2648 là tích của các số nào ? -Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ? -Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ? -Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20. -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. -GV yêu cầu HS thực hiện tính: 123 x 30 4578 x 40 5463 x 50 -GV nhận xét. * Phép nhân 230 x 70 -GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. -GV yêu cầu: Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10. -GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10. -Vậy ta có: 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) -GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). -GV: 161 là tích của các số nào ? -Nhận xét gì về số 161 và 16100 ? -Số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng ? -Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng ? -Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng ? -Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7. -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70. -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. -GV yêu cầu HS thực hiện tính: 1280 x 30 4590 x 40 2463 x 50 c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính. Bài 2 -GV khuyến khích HS tính nhẩm, không đặt tính. Bài 3 -GV gọi HS đọc đề bài. -Bài toán hỏi gì ? -Muốn biết có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô, chúng ta phải tính được gì ? -GV yêu cầu HS làm baì. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS đọc phép tính. -Là 0. -20 = 2 x 10 = 10 x 2. -1 HS lên bảng tính, HS cả lớp thực hiện vào giấy nháp: 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 -1324 x 20 = 26480. -2648 là tích của 1324 x 2. -26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -HS nghe giảng. -1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp. -HS nêu: Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26480. -3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 1324 x 20. -HS đọc phép nhân. -HS nêu: 230 = 23 x 10. -HS nêu: 70 = 7 x 10. -1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp: (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7)x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 -161 là tích của 23 x 7 -16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -Có hai chữ số 0 ở tận cùng. -HS nghe giảng. -1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp. -HS nêu: Nhân 23 với 7, được 161. Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100. -3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 230 x 70. -3 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính, HS dưới lớp làm bài vào VBT. -HS đọc. -Tổng số kí-lô-gam gạo và ngô. -Tính được số kí-lô-gam ngô, số kí-lô-gam gạo mà xe ô tô đó chở. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS đọc. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 (cm) Diện tích của tấm kính là: 66 x 30 = 1800 (cm2) Đáp số: 1800 cm2 -HS. TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu: Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. -PB: đã quyết , hãy lo bền chí, câu chạch, câu rùa, sóng cả, rã. -PN: đã quýêt, đã đan, tròn vành, thì sững, sóng cả, rã, Đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ. Đọc các câu tục ngữ thể hiện giọng khuyên chí tình. Đọc - hiểu: Hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ: Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản chí khi gặp khó khăn. Hiểu nghĩa các từ ngữ: nên, lành, lận, ke, cả, rã, II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 108, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Khổ giấy lớn kẻ sẵn bảng sau và bút dạ. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu đại ý của bài. -Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ (vừa chỉ vào tranh vừa nói) Bức tranh vẽ cảnh một người phụ nữ đang chèo thuyền giữa bốn bề sông nước, gío to, sóng lớ, trong cuộc sống, muốn đạt được điều mình mong muốn chúng ta phải có ý chí, nghị , lực, không được nản lòng. Những câu tục ngữ hôm nay muốn khuyên chúng ta điều đó. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) -Chú ý các câu tục ngữ: Ai ơi đã quyết thi hành Đã đau/ thì lân tròn vành mới thôi Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững -HS luyện đọc theo cặp. -Gọi HS đọc toàn bài. -Gọi HS đọc phần chú giải. -GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. *Các câu tục ngữ có giọng rõ ràng, nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chí tình. *Nhấn giọng ở các từ ngữ: mài sắt, nên kim, lận tròn vành, keo này, bày, chí, nê, bền, vững, bền chí, dù ai, mặc ai, sóng cả, rã tay chèo, thất bại, thành công, b/. Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi. -Gọi HS đọc câu hỏi 1. -Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . -Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày. -Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Kết luận lời giải đúng. -HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ. -2 HS ngồi cùng bàn kuyện đọc. -2 HS đọc toàn bài. -1 HS đọc phần chú giải -Đọc thầm, trao đổi. -1 HS đọc thành tiếng. -Thảo luận trình bày vào phiếu. -Dán phiếu lên bảng và đọc phiếu. -Nhận xét bổ sung để có phiếu đúng. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 1. Có công mài sắt có ngày nên kim. 4. Người có chí thì nên 2. Ai ơi đã quyết thi hành 5. Hãy lo bền chí câu cua. 3. Thua keo này, bày keo 6. Chớ thấy sóng cả mà rã 7. Thất bại là mẹ -Gọi HS đọc câu hỏi 2. HS trao đổi và trả lời câu hỏi. -Gọi HS trả lời. -Cách diễn đạt của câu tục ngữ thật dễ nhớ dễ hiểu vì: +Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu) +Có vần có nhịp cân đối cụ thể: *Có hình ảnh. +Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí. -Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? -Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: -Tổ chức cho HS đọc thuộn lòng và đọc thuộc lòng theo nhóm.GV đi giúp đỡ từng nhóm. -Gọi HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện hàng ngang hoặc hàng dọc. -Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: +Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. -1 HS đọc thành tiếng. 2 HS ngồi cùng bàn và trả lời câu hỏi. -Phát biểu và lấy ví dụ theo ý của mình. a) Ngắn gọn chỉ bằng 1 câu. b) Có hình ảnh: Gợi cho em hình ảnh người làm việc như vậy sẽ thành công.. c) Có vần điệu. -Lắng nghe. -Có công mài sắt có ngày nên kim. -Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.! -Thua keo này/ bày ko khác. -Người có chí thì nên/ Nhà có nền thì vững. -hãy lo bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai. -Chớ thấy sóng cả/ mà rã tay chéo. -Thất bại là mẹ thành công. *Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim. *Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành. *Người kiên trì câu cua. *Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn. +HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân. +Những biểu hiện của HS không có ý chí: *Gặp bài khó là không chịu suy nghĩ để làm bài. *Thích xem phim là đi xem không học bài. *Trới rét không muối chui ra khỏi chăn để đi học. *Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay. *Bị điểm kém là chán học. *Gia đình có chuyện không mai là ngại không muốn đi học. -Các câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định: có ý chí thì nhất định thành công. -2 HS nhắc lại. -4 HS ngồi hai bàn trên dưới luyện đọc, học thuộc lòng, khi 1 HS đọc thì các bạn lắng nghe, nhẩm theo và sửa lỗi cho bạn. -Mỗi HS học thuộc lòng một câu tục ngữ theo đúng vị trí của nình. -3 đến 5 HS đọc.

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 11 CKTKN.doc
Giáo án liên quan