Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 10: Tiết 46: Luyện tập

 I. Mục tiêu:

- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông,đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.

- Vân dụng để làm đúng bài tập

 II. Đồ dùng dạy học:

- - Bảng phụ.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 10: Tiết 46: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p. - Gv quan sát - Thu bài, chấm điểm. - Nhận xét. .......................................................................................... Khoa học TIẾT 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (Tích hợp lồng ghép GDMT: liên hệ) I. Mục tiêu: - Nêu được 1 số tính chất của nước :nước là chất lỏng,trong suốt,không màu,không mùi,không vị,không có hình dạng nhất định ;nước chảy từ cao xuống thấp,chảy lan ra khắp mọi phía,thấm qua 1 số vật và hòa tan 1 số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng 1 số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống,làm áo mưa để mặc không bị ướt,... @ GDMT:Gd hs biết bảo vệ mội trường chiính là bảo vệ nguồn nước. II. Đồ dùng dạy học - Hình vẽ trong SGK - 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa. - Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong. - Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước. - Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển - Một ít đường, muối, cát và thìa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ổn định 2.Bài cũ: - Nêu câu hỏi 3.Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước GV phát cho mỗi nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng khác nhau: 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng chè, 1 cốc đựng nước có pha chút dầu bạc hà, 1 cốc đựng nước chè, 1 cốc đựng sữa - Làm việc theo nhóm GV gọi vài HS nêu lại những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước - GV yêu cầu các nhóm Đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt đã chuẩn bị đặt lên bàn Yêu cầu các nhóm quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? + Vậy nước có hình dạng nhất định không? Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm do các nhóm mang đến lớp GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ Yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật GV nêu nhiệm vụ: để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm GV kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm do các nhóm đã mang đến lớp GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ (Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. @ Gd hs biết bảo vệ mội trường chiính là bảo vệ nguồn nước. 4.Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Ba thể của nước - Hs trả lời HS theo dõi Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát & trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày những gì nhóm mình đã phát hiện ra ở bước 2 HS nêu - HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị để làm thí nghiệm đặt lên bàn + Không thay đổi vì chúng có hình dạng nhất định HS nêu: Để trả lời được câu hỏi này, các nhóm cùng: + Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước. - Đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm & nêu kết luận về hình dạng của nước. Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc - HS nêu ứng dụng: lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. - HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc - HS nêu ứng dụng: làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 Toán TIẾT 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu: - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. - Say mê toán học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ổn định 2.Bài cũ: Nhân với số có một chữ số. GV yêu cầu HS làm bài tập GV nhận xét 3.Bài mới: - Giới thiệu bài. Hoạt động1: So sánh giá trị hai biểu thức. GV treo bảng phụ ghi như SGK Yêu cầu HS thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a. Nếu ta thay từng giá trị của của a & b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này. GV ghi bảng: a x b = b x a a & b là thành phần nào của phép nhân? + Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào? + Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào? - Yêu cầu vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Y/c hs làm bảng con. Bài tập 2a,b: .Hs làm bài vào vở Bài tập 3: - Y/c hs khá giỏi thực hiện Bài tập 4: - Y/c hs khá giỏi thực hiện 4.Củng cố - Dặn dò: Phép nhân & phép cộng có cùng tên gọi tính chất nào? Yêu cầu HS nhắc lại tính chất đó? Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000 Chia cho 10, 100, 1000. HS làm bài HS nêu HS tính. HS nêu so sánh HS nêu * Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Vài HS nhắc lại - HS làm bài bảng con - Hs làm bài vào vở. - Hs khá giỏi thực hiện - Hs khá giỏi thực hiện - Hs nêu. Tập làm văn KIỂM TRA GIỮA KÌ I Địa lí TIẾT 10 : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. Mục tiêu: - Nêu được 1 số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: + Vị trí:nằm trên cao nguyên Lâm Viên. + Thành phố có khí hậu trong lành,mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp:nhiều rừngthông,thác nước.,...+ Thành phôù có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau,quả xứ lạnh và nhiều loài hoa. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về Đà Lạt. - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động cuả gv Hoạt động của hs 1. Ổn định 2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên Nêu câu hỏi ,nhận xét,cho điểm. 3.Bài mới: - Giới thiệu Hoạt động1: Hoạt động cá nhân + Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào? + Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu? + Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào? Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3. + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm + Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát? + Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt? Hoạt động 3: Hoạt động nhóm + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh? + Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt? + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh? + Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào? 4.Củng cố - Dặn dò: GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sơ đồ trong phiếu luyện tập Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Ôn tập - HS trả lời - Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi. - Hs quan sát rồi điền. - Hs nêu. Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được - Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp HS làm phiếu luyện tập SINH HOẠT LỚP – TUẦN 10 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình chung của lớp trong tuần. - Rút kinh nghiệm để góp vào phong trào chung của lớp. - Có phương hướng hoạt động tuần sau. II. Nội dung: 1. Các tổ báo cáo thông qua điểm thi đua của tổ. 2. Lớp phó học tập thông qua số lượt điểm 10 của lớp. 3. Lớp trưởng nêu ưu khuyết điểm về tất cả các mặt hoạt động của lớp. 4. Sao đỏ nêu kết quả thi đua của lớp. 5. Giáo viên nhận xét chung và nêu phương hướng cho tuần sau: - Chuyên cần: - Vệ sinh: - Đạo đức:.. - Học tập: . III. Phương hướng: - Phát huy mặt mạnh và khắc phục ngay những tồn tại. - Đẩy mạnh việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà. - Đôi bạn học tập năng nổ hơn. - Duy trì trực lớp sạch sẽ vào đầu giờ học và sau giờ ra chơi hằng ngày. - Trang phục đúng qui định - Thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc hơn - Duy trì hát đầu giờ,đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Sắp hàng ra vào lớp ,đi nhẹ nhàng,không đùa giỡn,leo trèo cầu thang. - Đối với những em không thuộc bài nhắc nhở trước lớp - Giữ vệ sinh môi trường: sân trường,lớp học,cầu thang. - Ban cán sự lớp tích cực hơn nữa. - Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra giữa kì 1 * KẾT QUẢ THI ĐUA CUỐI TUẦN - Hạng 1: tổ .. - Hạng 2: tổ. - Hạng 3: tổ BGH

File đính kèm:

  • docG.AN tuan 10- THU.doc
Giáo án liên quan