MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Thước kẻ, ê ke.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)
4 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 10 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2006
Toán
Luyện Tập
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Thước kẻ, ê ke.
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS vẽ hình vuông cạnh dài 4cm. Tính chu vi hình vuông vừa vẽ.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (30 - 32’)
+ Bài 1 (miệng)
- HS đọc yêu cầu .
- HS nêu tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
à Chốt: So với góc vuông thì góc nhọn, góc tù, góc bẹt bé hơn hay lớn hơn?
+ Bài 2 (SGK)
- HS đọc yêu cầu:
- HS điền đúng sai vào sách.
à Chốt: Trong tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đườn cao của tam giác.
+ Bài 3(Vở):
- HS đọc đề bài
- HS vẽ hình vào vở.
à Chốt: Cách vẽ hình vuônng.
+ Bài 4 (Vở).
- HS đọc yêu cầu và hoàn thành bài tập vào vở.
à Cách vẽ hình chữ nhật, hai đường thẳng //.
* Dự kiến sai lầm: - HS vẽ không theo thứ tự các bước.
- Bài 2: HS nhầm AH là đường cao của tam giác.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (18’)
- Chốt cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật, đường cao tam giác.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Thứ ba ngày 07 tháng 11 năm 2005
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
- Đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Tính được chu vi và diện tích hình chữ nhật
II - Đồ dùng dạy - học:
- Ê ke, thước.
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài = 5cm; chiều rộng = 3 cm.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (30 - 32’)
+ Bài 1: ( bảng con)
- HS đọc yêu cầu và đặt tính bảng con
Chốt: + Nêu cách thực hiện phép cộng 2 số?
+ Muốn trừ 2 số ta làm thế nào?
+ Bài 2 ( vở):
- HS đọc yêu cầu và làm vở.
Chốt: Để tính bằng cách thuận tiện em đã sử dụng những tính chất nào?
+ Bài 3 (nháp)
- HS đọc yêu cầu và vẽ hình, và thực hiện yêu cầu vào nháp
Chốt: Cách tính chu vi hình chữ nhật, đường thẳng vuông góc.
+ Bài 4 (vở)
- HS đọc đề bài và xác định dạng toán.
- HS giải vở.
Chốt: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu
* Dự kiến sai lầm: Phần b bài 4 HS nêu thiếu cạnh vuông góc với DH.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (3’)
- Chữa bài 2.
- Chốt cách tính giao hoán của phép cộng.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2006.
Toán
Kiểm tra định kỳ
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2006
Toán
Nhân với số có một chữ số
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
- Thực hành tính nhân.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS làm bảng con: 1324 x 2 = 6204 x 4 =
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
2.1. Phép nhân: 241324 x 2 = ?
- GV viết phép nhân lên bảng, yêu cầu HS dựa vào nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Đặt tính bảng con.
- HS nêu lại cách nhân như SGK.
- GV chốt cách nhân.
2.2. Phép nhân: 136204 x 4 = ?
- GV viết phép nhân lên bảng, yêu cầu HS dựa vào nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Đặt tính bảng con.
- HS nêu lại cách nhân như SGK.
- GV chốt cách nhân.
? Hai phép nhân có gì khác nhau?
à Chốt: Nhân có nhớ và nhân không nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1( bảng con):
- HS đọc yêu cầu và đặt tính bảng con.
à Chốt: HS nêu cách nhân.
+ Bài 2 (SGK):
- HS đọc yêu cầu.
- Để viết được giá trị của biểu thức em phải làm gì?
à Cách tính giá trị của biểu thức chứa một chữ.
+ Bài 3 (nháp):
- HS đọc yêu cầu và thực hiện vào nháp.
à Chốt: cách thực hiện các phép tính trong biểu thức?
+ Bài 4 (vở):
- HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu tìm gì?
- HS làm vở.
à Giải toán với phép nhân.
* Dự kiến sai lầm: Bài 3 HS thực hiện biểu thức không đúng thứ tự.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Chốt cách nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2005
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán để tính toán.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
HS đặt tính bảng con: 459321 x 3 = 145788 x 6 =
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
2.1. So sánh giá trị của 2 biểu thức.
- Giáo viên đưa biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức 7 x 5 và 5 x 7?
- Rút nhận xét: 7 x 5 = 5 x 7.
2.2. So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng SGK.
- Giáo viên treo bảng phụ khung kẻ sẵn các cột như SGK.
+ Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức a x b và b x a với các giá trị của a và b.
+ So sánh giá trị của a x b và b x a?
+ Từ đó ta rút ra được kết luận gì?
- Giáo viên ghi: a x b = b x a.
+ Nêu quy tắc - HS đọc quy tắc SGK.
+ Đây chính là tính chất giao hoán của phép tính nhân.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1( SGK):
- HS đọc yêu cầu và làm vào sách.
àChốt: Khi thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
+ Bài 2(Vở):
- HS đọc yêu cầu và làm vở.
à Chốt: Tính chất giao hoán của phép tính nhân.
+ Bài 3 (nháp):
- HS đọc yêu cầu và làm nháp.
à Chốt: Tính chất giao hoán của phép nhân.
+ Bài 4 (SGK):
- HS đọc yêu cầu và làm sách.
à Chốt: Tính chất giao hoán của phép tính nhân.
* Dự kiến sai lầm: HS gặp khó khăn ở bài 3, bài 4
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. (3’)
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Toan tuan 10.doc