Giáo án lớp 4 môn Toán - Tiết 1: Luyện tập

I)Mục tiêu:

-Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.

-Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.

-Giáo dục học sinh tính chính xác.

II)Đồ dùng dạy học :

-Bảng phụ

III)Hoạt động dạy và học:

1.On định: Hát

2.Bài cũ: ( 5 phút)

Gọi 2 em lên bảng làm bài tập:

 

doc8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tiết 1: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP I)Mục tiêu: -Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. -Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. -Giáo dục học sinh tính chính xác. II)Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ III)Hoạt động dạy và học: 1.Oån định: Hát 2.Bài cũ: ( 5 phút) Gọi 2 em lên bảng làm bài tập: a) Tính giá trị của biểu thức 235 + a với : a = 20; a= 50; a= 25 (Nguyên) b) Tính giá trị của biểu thức 947 – b với : b = 10; b = 40; b = 500 (Nhi) - Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề . Giáo viên Học sinh Hoạt Động 1:( 5 phút) Ôn lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. H: Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ? Hoạt Động 2: ( 20 phút ) Luyện tập thực hành Bài 1 :Tính giá trị của biểu thức theo mẫu. - Yêu cầu HS làm trên phiếu. Bài 2 :Tính giá trị biểu thức. - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 4 em lần lượt lênbảng sửa bài. - Nhận xét và sửa theo đáp án sau: a)35 + 3 x n với n = 7. Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56. b)168 – m x 5 với m = 9. Nếu m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123. c) 237 – (66 + x) với x = 34. Nếu x = 34 thì 237 – (66 + x) = 237 – (66 + 34) = 237 – 100 = 137. d) 37 x (18 : y) với y = 9. Nếu y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74. Bài 4 :gọi 1 em đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 3 em lần lượt lênbảng sửa bài. - Nhận xét và sửa theo đáp án sau: Hãy tính chu vi hình vuông với : a = 3cm a = 5dm a = 8m. Nếu a = 3cm thì P = a x 4 = 3 x 4 = 12(cm) Nếu a = 5dm thì P = a x 4 = 5 x 4 = 20(dm) Nếu a = 8m thì P = a x 4 = 8 x 4 = 32(m). 1-2 em nêu, lớp theo dõi. - Từng cá nhân làm trên phiếu. a) a 6 x a 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 b) b 18 : b 2 18 : 2 = 9 3 18 : 3 = 6 6 18 : 6 = 3 c) a a + 56 50 50 + 56 = 106 26 26 + 56 = 82 100 100 + 56 = 156 d) b 97-b 18 97-18= 79 37 97-37=60 90 97-90=7 - 1 em nêu, lớp theo dõi. - Từng cá nhân làm bài vào vở. - Theo dõi bạn sửa bài. - Theo dõi và sửa bài vào vở. - 1 em đọc đề, lớp theo dõi. - Theo dõi bạn sửa bài. - Sửa bài vào vở. 4) Củng cố ( 5 phút) - Thu vở chấm bài một số em. Tiết 2 TẬP LÀM VĂN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Mục tiêu : - HS hiểu văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người hay co vật, đồ vật được nhân hoá. - Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II. Chuẩn bị : - GV : Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của BT 1 - HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổån định : Nề nếp. 2. Bài cũ: - Kiểm tra H: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là kể chuyện ở những điểm nào? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Nhận xét qua bài tập và rút ra ghi nhớ. Bài tập 1: - Gọi 1 HS đọc nội dung BT1. - Gọi 1 HS khác nói tân những truyện các em mới học - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi rồi viết vào vở. - Yêu cầu 1 HS làm trên bảng. - GV và lớp theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại. Đáp án: Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người -Hai mẹ con bà goá. -Bà lão ăn xin. -Những người dự lễ hội Nhân vật là vật Dế mèn Nhà Trò Bọn nhện Giao long Bài tập 2: - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. H: Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: (Dế Mèn, mẹ con bà nông dân) H: Bài văn có các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? H: Vậy bài hồ Ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không? H: Dựa vào 2 bài tập trên, nêu ghi nhớ? - GV lắng nghe HS trình bày, tổng hợp các ý kiến và rút ra ghi nhớ. Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,được nhân hoá. Hành động, lời nói, suy nghĩ,của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. HĐ2 : Luyện tâp. Bài tập 1: - Gọi 1HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT1. - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK. - Gọi HS xung phong nêu ý kiến. - GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý theo đáp án sau: + Nhânvật trong truyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi –ôm- ca. + Nhận xét của bà về tính cách từng đứa cháu : Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, Gô-sa láu cá. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. + Đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu. * Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. * Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn. * Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ cả đến những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánhvụn trên bàn cho chim ăn. Bài tập 2: - Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2. Gợi ý: + Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa,mặc em bé khóc. Yêu cầu từng nhóm bàn kể . - Gọi 1 số em kể trước lớp. - GV và cả lớp nghe và nhận xét xem ai kể đúng yêu cầu của đề, giọng kể hay, 4. Củng cố: - - Nhận xét tiết học. - 1 em đọc BT1, lớp theo dõi. - 1 em kể (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể). Lớp lắng nghe. - HS thực hiện làm bài. - Theo dõi. - Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án. - 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu -> Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ nhà Trò. Mẹ con bà goá giàu lòng nhân hậu -> cho bà lão ăn in, ngủ trong nhà, hỏi bà lão cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. - Dựa vào BT2, HS trả lời theo ý hiểu của mình, mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến. - Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm. -1 em đọc, lớp theo dõi. - Từng cặp 2 em trao đổi. - 1 vài em nêu trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý. - HS theo dõi. - 1 em đọc yêu cầu BT2, lớp theo dõi. - Lắng nghe, ghi nhận. - Từng nhóm kể chuyện theo gợi ý. -3-4 em kể. - Theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. - Nghe và ghi bài. Tiết 3 KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU.(tiết 2) I)MỤC TIÊU: -Củng cố đặc đểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. -Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. -GDHS ý htức an toàn lao động. II)ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV:Mẫu vật và vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. -HS:Dụng cụ thực hành :vải, chỉ ,kim,kéo,khung thêu. III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1)Oån định:Hát 2)Bài cũ: (5phút) -Nêu các loại chỉ thường dùng may, khâu? - Nêu các dụng cụ cắt, khâu, thêu? -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Giáo viên Học sinh HOẠT ĐỘNG 4: (5Phút) 1)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim: GV cho HS quan sát H4 và kim khâu. H: Em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu và cách sử dụng? - GV nghe và chốt ý: Kim thêu được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc. Thân khim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ. - Trước khi khâu, thêu cần xâu chỉ qua lỗ kim ở đuôi kim và vê nút chỉ theo trình tự : + Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50cm-60cm + Vuốt nhọn một đầu chỉ. + Tay trái cầm ngang thân kim, đuôi kim quay lên trên, ngang với tầm mắt và hướng về phía ánh sáng đ63n nhìn rõ lỗ kim. Tay phải cầm cách đầu chỉ đã vuốt nhọn khoảng 1cm để xâu chỉ vào lỗ kim. + Cầm đầu sợi chỉ vừa xâu qua lỗ kim và kéo một đoạn bằng chiều dài sợi chỉ nếu khâu chỉ một hoặc kéo cho hai đầu chỉ bằng nhau nếu khâu chỉ đôi. + Vê nút chỉ: Tay trái cầm ngang sơi chỉ, cách đầu chỉ chuẩn bị nút khoảng 10cm. Tay phải cầm vào đầu sợi chỉ để nút và cuốn một vòng chỉ qua ngón trỏ. Sau đó, dùng ngón cái vê cho sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ và kếo xuống sẽ tạo thành nút chỉ. -> Cách nút chỉ này đơn giản nhưng chỗ thắt nút nhỏ nên dễ bị tuột. HOẠT ĐỘNG 5 (10Phút) 2)Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm bàn: Gvtheo dõi HOẠT ĐỘNG 6:(5Phút) -GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm -GV theo dõi -HS quan sát nêu nhận xét: -2-3 HS nêu. Hs chú ý lắng nghe -HS thực hành theo nhóm(nhóm bàn) -HS tự đánh giá sản phẩm của mình 4)Củng cố: (3phút) -HS đọc lại ghi nhớ(2 HS đọc)

File đính kèm:

  • docThu 6.doc