. Mục dích, yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
- HS có ý thức học tốt toán, biết vận dụng trong thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động dạy – học:
35 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán: Luyện tập (Tiết 7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá chặt hoặc quá lỏng.
-GV hướng dẫn các thao tác lần 2.
-Gợi ý để HS rút ra cách thêu lướt vặn (lùi 1 mũi, tiến 2 mũi) và so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn và khâu đột mau.
+Giống nhau: được thực hiện từng mũi một và lùi một mũi để xuống kim.
+Khác nhau: thêu lướt vặn được thực hiện từ trái sang phả.Còn khâu đột mau từ phải sang trái.
-GV gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV tổ chức cho HS tập thêu lướt vặn trên giấy kẻ ô li, với chiều dài 1 ô.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát và trả lời và rút ra khái niệm thêu lướt vặn.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát tranh và nêu quy trình thêu.
-Vài HS vạch dấu đường thêu lướt vặn và ghi số thứ tự trên bảng.
-HS quan sát và nêu.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS thực hiện thêu các mũi tiếp.
-HS quan sát và nêu cách kết thúc đường thêu.
-HS thực hiện thao tác.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS đọc phần ghi nhớ.
-HS thưcï hiện.
-HS cả lớp.
Kĩ thuật: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
b)HS thực hành khâu đột thưa:
* Hoạt động 3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
-GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
+Bước 1: Gấp mép vải.
+Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
-GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
-GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
-GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
+Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
+Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
-HS thực hành .
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
Kĩ thuật THÊU LƯỚT VẶN ( T2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Thêu lướt vặn.
b)HS thực hành:
* Hoạt động 3:HS thực hành thêu lướt vặn
-GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác thêu lướt vặn.
-GV treo tranh quy trình và hệ thống lại cách thêu theo các bước:
+Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+Bước 2: Thêu các mũi thêu theo đường vạch dấu.
-GV nhắc lại và thực hiện nhanh những điểm cần lưu ý khi thêu.
-GV tổ chức cho HS thêu lướt vặn trên vải. Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành sản phẩm.
-GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+Thêu đúng kỹ thuật: các mũi thêu gối lên đều lên nhau giống như đường vặn thừng.
+Các mũi thêu thẳng theo đường vạch dấu, không bị dúm.
+Nút chỉ cuối đường thêu đúng cách, không bị tuột.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nêu ghi nhớ và thực hiện thêu.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành cá nhân.
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-Cả lớp.
Thứ sáu ngày tháng năm 2000
Tiết : 50 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu:
-Giúp HS: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
-Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân.
b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân :
* So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
-GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
-GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8,
-GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
-GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
-GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ?
-Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
-Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
-Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
-Ta có thể viết a x b = b x a.
-Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
-Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
-Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
-Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
-GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
c.Luyện tập, thực hành :
Bài 1
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ .
-Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
-GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ?
-GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau.
-GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức
c = g và e = b.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
-Với HS kém thì GV gợi ý:
Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ
a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £ , a = 6 thì
6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ , vậy £ là số nào ?
Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ
a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào £ , a = 8 thì
8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ , vậy số nào nhân với mọi số tự nhien đều cho kết quả là 0 ?
-GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân.
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5.
-HS nêu:
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ;
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
-Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
-HS đọc: a x b = b x a.
-Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
-Ta được tích b x a.
-Không thay đổi.
-Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
-Điền số thích hợp vào £ .
-HS điền số 4.
-Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ .
-Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
-HS tìm và nêu:
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
-HS:
+Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và
(2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580.
+Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45),
vậy theo tính chất giao hoán của phép thì hai biểu thức này bằng nhau.
-HS làm bài.
-HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên:
+Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964).
+Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có
10287 x 5 = (3 +2) x 10287.
-HS làm bài: a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
-HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
-2 HS nhắc lại trước lớp.
-HS.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8
Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 10 CKTKN.doc