Mục đích, yêu cầu: -Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
-Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
-Dành cho HS khá, giỏi giải toán có lời văn ở bài tập 4 , 5.
-Có ý thức tốt trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy - học:
GV: Bảng phụ ghi bài giải, sgk
35 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán: Luyện tập (tiết 4), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi.
Bác giám độc gật đầu cười bảo em; “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên”.
Thế là từ hôm đó ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí, nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.
Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
Thế rồi, cũng đến ngày Va-li-a cũng trở thành một diễn viên thực thụ.
Cử mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên vẻ thán phục hiện rõ trên gương mặt từng khán giả.
Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI,
TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
Viết đúng tên người, tên địa lý Việt namtrong mọi văn bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng phía dưới.
Bản đồ địa lý Việt Nam.
Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ?
-Gọi 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết?
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã giao về nhà và cho biết em đã viết hoa những danh từ nào trong đoạn văn? Vì sao lại viết hoa?
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải.
-Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
-Gọi 3 nhón dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh.
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
-Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm.
Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất.
-Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm.
-Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
-1 HS lên bảng.
-2 HS lên bảng viết.
-2 HS đọc và trả lời.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhómtheo hướng dẫn.
-Dán phiếu.
-Nhận xét, chữa bài.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát:
Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát.
-Lắng nghe.
-Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm.
-Viết tên các địa danh vào vở.
Ví dụ:
Tỉnh
-Vùng tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình
-Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.
-Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình.
-Vùng Bắc Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-Vùng Nam Trung bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
-Vùng Tây Nguyên: Đắk lắk, Kon Tum, Gia Lai.
-Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu.
-Vùng tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
TP thuộc Trung ương
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Danh lam
Thắng cảnh
-Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, sông Hương
-Núi Tam Bảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, động Phong Nha
-Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục
Di tích lịch sử
Thành Cổ Loa, văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Đế, hang PácBó, cây đa Tân Trào
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi : tên người và tên địa lý Việt Namcần được viết như thế nào?
-Nhật xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới.
KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (3 tiết )
I/ Mục tiêu: -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
-Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
-Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì..
III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
-GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
-GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
+Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
+Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
-GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
* Lưu ý:
Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
-Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
-Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
-GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác.
Âm nhạc:: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE ÔN TẬP TĐN SỐ 1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh hát tốt 2 bài hát, thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu thể hiện sắc thái, tình cảm từng bài.
- Nắm vững cao độ các nốt đô, rê, mi, son, la thể hiện được các hình tiết tấu phân biệt tương quan trường độ nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn biết đọc bài TĐN số 1 son la son.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn các hình tiết tấu, bài TĐN số 1 son la son, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Tổng quát - giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, lý thuyết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 em lên bảng đọc nhạc và lời bài TĐN số 1.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại 2 bài hát đã học trong chương trình và TĐN lại bài số 1.
b. Nội dung:
1. Ôn tập bài em yêu hòa bình
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Gọi cá nhân, nhóm lên bảng hát kết hợp với 1 số động tác phụ họa.
2. Ôn bài hát bạn ơi lắng nghe
- Giáo viên cho học sinh ôn lại bài hát tương tự như bài em yêu hòa bình
3. Ôn tập đọc nhạc số 1
- Cho học sinh ôn tập cao độ
- Cho học sinh nhìn lên bảng bài tập đọc nhạc số 1 và đọc:
Cả lớp đọc, lời kết hợp cả nhạc và lời.
Một dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời.
Cho học sinh đọc nhạc - lời của bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo phách.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại 2 bài ôn mỗi bài 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 em lên bảng
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát theo hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ
- Cá nhân - nhóm lên bảng biểu diễn
- Hát ôn bài bạn ơi lắng nghe
- Học sinh luyện tập cao độ
Đồ - rê - mi - son - la - la - son - mi - rê - đô.
Đô - mi - son - la - la - son - mi - đô.
- Ôn lại bài TĐN số 1 son la son
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 7 CKTKN.doc