Mục tiêu:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào?
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên: bảng phụ.
-Học sinh: sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy – Học:
25 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Luyện tập (tiết 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : (1phút)
2. Bài cũ: (5phút):“Biểu đồ”.
Bài1: Sửa bài tự ra thêm
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Làm quen với biểu đồ cột.
- Gv treo biểu đồ “Số chuột bốnthôn đã diệt được” yêu cầu Hs các nhóm thảo luận các nội dung sau:
1. Tên của bốn thôn được nêu trên bản đồ.
2. Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ.
3. Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột.
4. Số ghi ở đỉnh cột chỉ điều gì?
- Yêu cầu các nhóm trình bày các nội dung,các Hs khác theo dõi và bổ sung các ý
- Gv chốt các ý
HĐ2 : Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
-Yêu cầu Hs quan sát biểu đồ trong sách và thực hiện làm bài vào vở .
- Yêu cầu 2 em thực hiện hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi.Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- GV theo dõi, chốt các ý trả lời đúng.
Bài 2: (a)
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
-Yêu cầu Hs quan sát biểu đồ trong sách và thực hiện trả lời các câu hỏi trong sách
- Yêu cầu HS lên bảng sửa bài.Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- Thu bài chấm – sửa bài.
- Nhận xét bài làm của HS
4. Củng cố : (2phút)
- Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Xem lại bài, làm bài luyện thêm ở nhà.Chuẩn bị bài :”Biểu đồ ( tt)”.
Hát
-Theo dõi, lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát biểu đồ, trao đổi trong nhóm2 và trình bày các nội dung.
- Đại diện N trình bày, N khác nhận xét và bổ sung các ý.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 Hs nêu yêu cầu đề.
- Quan sát SGK.
- Lần lượt nhóm 2 em thực hiện trước lớp.Các HS khác nhận xét .
- 1 Hs nêu yêu cầu đề.
- HS thực hiện theo lệnh của GV
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nộp bài- sửa bài nếu sai.
- 1 em nhắc lại.
- Nghe và ghi bài luyện thêm
TOÁN-T: ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu: - Tính được trung bình cộng của nhiều số.
- Biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1:
Khối lớp bốn có 3 lớp: lớp 4A có 28 học sinh, lớp 4B có 33 học sinh, lớp 4C có 35 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Bài tập 2:
Một ô tô giờ thứ nhất đi được 42km, giờ thứ hai đi được hơn giờ giờ thứ nhất6km, giờ thứ ba đi được hơn giờ thứ hai 3 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
Bài tập 3:
Một ô tô trong 2 giờ đầu mỗi giờ đi được 45km, trong 3 giờ sau, mỗi giờ đi được 120km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?bt 3:
Bài tập 4:
Số trung bình cộng của hai số là 36. Tìm hai số đó, biết rằng số lớn gấp 3 lần số bé.
Bài tập 5: Trong tuần lễ đầu năm học, số điểm 10 của 4 tổ lớp 4A đạt được lần lượt là: 25 điểm 10, 27 điểm 10, 29 điểm 10, 31 điểm 10. Hỏi trong tuần lễ đó mỗi tổ đạt được bao nhiêu điểm 10?
* Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học
- Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- HS nêu YC bài.
- Làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục đích yêu cầu:
-HS hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện : lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
- Các em trình bày sạch, đẹp bài viết.
II. Chuẩn bị : - GV : Giếy khổ to, bút dạ.
- HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định (1phút).
2. Bài cũ: (5phút)
H: Cốt truyện là gì?
H: Cốt truyện thường gồm những phần nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Nhận xét bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đoc nội dung yêu cầu BT1, 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện: Những hạt thóc giống.
- Yêu cầu HS từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu
- Phát phiếu cho HS làm bài.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
Bài 2:
- Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn.
HĐ2 : Rút ghi nhớ.
- Gọi HS đọc nội dung BT3.
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi để rút ghi nhớ.
- Gọi HS phát biểu ý kiến -> Cả lớp và GV nhận xét.
H: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
H: Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- GV lắng nghe HS trình bày, tổng hợp các ý kiến và rút ra ghi nhớ.
- GV cho HS lấy thêm VD để khắc sâu phần ghi nhớ.
- Nhận xét, khen những HS lấy đúng VD và hiểu bài.
HĐ3 : Luyện tâp.
- Gọi HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của BT.
H: Câu chuyện kể lại truyện gì?
H: Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu và thiếu phần nào?
H: Đoạn 1 và 2 kể sự việc gì?
H: Theo em phần thân đoạn 3 kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình. nhận xét, bổ sung.
- GV khen ngợi và chấm điểm đoạn viết tốt.
4.Củng cố : - Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:: - Về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ.
Viết đoạn văn thứ 3 với cả 3 phần: mở đầu, thân đoạn và kết thúc.
- 2HS.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm theo.
- Mở SGK đọc thầm truyện.
- Trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm 2.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, theo dõi.
- 1 HS đọc . Lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời .
- HS phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 3-5 em đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
- 2 em đọc nối tiếp nhau nội dung BT, lớp đọc thầm.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở nháp.
- HS cá nhân đọc bài làm của mình. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 5 em đọc, lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được: trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của mình vói cha mẹ , vói thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình về môi trường lớp học, trường học và vấn đề môi trường ở địa phương... và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ.
-HS: Sách giáo khoa. .
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định: (1phút): hát
2. Bài cũ:(5phút): Gọi 3 em trả lời câu hỏi:
H: Hãy nêu một số khó khăn mà em gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó?
H: Để khắc phục những khó khăn trong học tập và đạt kết quả tốt em phải làm gì?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:(32phút): Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Giải quyết tình huống
- GV tổ chức cho HS Thảo luận theo nhóm hai các tình huống sau:
Tình huống:
1. Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn Bố Tâm nghiện rượu,mẹ phải đi làm xa.Hôm đó bố bắt Tâm phải nghỉ học và không cho em được nói bất kì điều gì.Theo em bố Tâm làm đúng hay sai? Vì sao?
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
- Tổng hợp các ý kiến của HS , và kết luận
H: Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
Kết luận: Các em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn thảo luận các tình huống trong SGK
- GV Giải thích những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến bản thân em.
H: Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
H: Theo em ngoài việc học tập còn có những việc gì liên quan đến trẻ em?
Kết luận
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ .
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân các nội dung sau:
1- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2- Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3- Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
4- Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
- GV yêu cầu học sinh trình bày kiến, gọi bạn khác nhận xét bổ sung.
- GV tổng kết khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác.
Kết luận
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong (SGK) trang 9.
4. Củng cố:(2phút)
- Nhận xét tiết học.
- Liên hệ.
5.Dặn dò: về nhà học bài.
-3 học sinh lên bảng trả lời.
- Lắng nghe tình huống và thảo luận theo cặp đôi.
- Đại diện N trình bày, Nkhác nhận xét bổ sung.
- Học sinh suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện đọc tình huống và trao đổi theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến vừa thảo luận, nhóm khác bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn.
- Lắng nghe.
- Cá nhân thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
- Lắng nghe, 1-2 em nhắc lại.
- Vài em nêu ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
TIẾNG VIỆT – T: TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC
I MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ đơn, từ phức.
- Biết phân biệt, xác định từ đơn, từ phức .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A Kiểm tra:
- Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
B Luyện tập
Bài 1:Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
- Bạn Huy đang nấu cơm nước. - Bác nông dân đang cày ruộng nương.
- Mẹ cháu vừa đi chợ búa. - Em có một người bạn bè rất thân.
Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức có trong các câu sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
Bài 3: Cho các kết hợp hai tiếng sau: xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, kéo xe, khoai luộc, luộc khoai, bánh rán, rán bánh, múa hát, tập hát, tập múa, bánh kẹo
Hãy xác định trong những kết hợp trên kết hợp nào là từ phức, kết hợp nào là 2 từ đơn?
c. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- HS làm bài vào vở. Sau đó chữa bài
Chú/ chuồn chuồn nước/ tung cánh/ bay /vọt lên/. Cái bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt /nhanh/ trên/ mặt hồ/. Mặt hồ /trải/ rộng/ mênh mông /và/ lặng sóng.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài
File đính kèm:
- T5.doc