Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 9: Bồi dưỡng Học sinh giỏi môn Toán phần dãy số

Mục tiêu :

- Giúp HS có những hiểu biết về dãy số và các quy luật của dãy số.

- HS làm được các bài tập.

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiến thức: Giáo viên trang bị cho HS một số kiến thức về dãy số.

1. Một số quy luật của dãy số thường gặp:

a. Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng hoặc trừ một số tự nhiên d.

b. Mỗi số hạng ( kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đúng liền trước nó nhân hoặc chia một số tự nhiên q(q>1).

 

doc13 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 9: Bồi dưỡng Học sinh giỏi môn Toán phần dãy số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/s làm các bài tập trong VBT trang 14. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. Bài 2: Nối theo mẫu. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu. Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm các bài tập sau; Bài 1: Tìm một số có hai chữ số, biết ằng nếu thêm vào bên phải, bên trái số đó một chữ số 2 thì ta được số có 4 chữ số. Số mới gấp 36 lần số phải tìm. Bài 2: Tìm số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm chữ số 6 vào bên phải số đó thì ta được số mới hơn số đã cho là 3228 đơn vị. 4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò. Tiếng việt Luyện từ đơn- từ phức I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ đơn và từ phức; phân biệt từ đơn và từ phức. Tìm một số từ đơn, từ phức trong đoạn vă, đoạn thơ. II. Các hoạt động dạy- học. 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức. GV tổ chức cho HS hỏi đáp về: Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Phân biệt từ đơn, từ phức. Cho ví dụ. HS thực hành, GV theo dõi kết luận các kiến thức trên. 2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS làm các bài tập sau. Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong đoạn thơ sau: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, co chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Bài 2: Ghi lại các từ đơn, từ phức có trong đoạn thơ. Bài 3: Đặt câu với một từ đơn, một từ phức em vừa tìm được trong đoạn thơ. 3. Hoạt động 3: Chấm bài, chữa lỗi 4. Củng cố- dặn dò. Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2007 Toán Luyện tập về hàng và lớp Mục tiêu: - Củng cố cách đọc , viết số có nhiều chữ số. - Nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. - Biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp. II.Các hoạt động day, học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ. Gọi 2 h/s đọc các số sau: 5346789. 645788990; 2345667; 900900705 Gọi 1 HS khác nêu giá trị của chữ số 5 trong các số trên. GV đọc cho h/s viết vào giấy nháp các số sau: + Bảytrăm ba mươi hai triệu sáu trăm linh hai nghìn bảy trăm linh chín. + Chín triệu không trăm ba mươi nghìn không trăm bốn mươi lăm. GV nhận xét, cho điểm. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. GV tổ chức cho h/s làm các bài tập trong VBT trang 15. Bài 1: Viết theo mẫu. Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu. Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm các bài tập sau; Bài 1: Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng nếu thêm vào bên trái số đó một chữ số 3 thì ta được số mới mà tống số đã cho và số mới bằng 414. 4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò. Tiếng việt Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về văn kể chuyện. - Luyện tập cách viết đoạn văn kể chuyện. II. Các hoạt động dạy- học. 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về văn kể chuyện GV: Thế nào là kể chuyện? Em hãy nêu tên các nhân vật trong truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. 2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS làm các bài tập sau. Đề bài: Em hãy kể lại một buổi chào cờ đầu tuần mà em nhớ nhất. Hướng dẫn: Buổi chào cờ đó vào lúc nào? Lớp nào đIều khiển. Ai nhận xét tuần vừa qua? Lớp nào được khen? Thầy hiệu trưởng căn dặn những gì? Qua tiết chào cờ em nhớ nhất điều gì? - HS viết bài rồi trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Chấm bài, chữa lỗi 4. Củng cố- dặn dò. Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2008 _______________________ Luyện tiếng việt Luyện về dấu ngoặc kép I: mục tiêu Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép : nhận biết dấu ngoặc kép trong đoạn văn và biết dùng dấu ngoặc kép để viết văn II: Hoạt động dạy học Bài 1: Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng và thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí ) Dế Mèn rón rén đến cạnh Sẻ Đồng ,dịu dàng hỏi : -Sẻ Đồng ơi ,ai cũng muốn đi chơi ,sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế ? Sẻ Đồng hờn dỗi đáp : -Tôi không muốn chơi với ai cả . Ong vàng vội vã hỏi : -Sống một mình sao được ? Ai sẽ kể cho bạn những chuyện của rừng sâu ,của đầm xa ? Bạn sẽ hót cho ai nghe ? “Theo Xuân Quỳnh ” Bài làm ` -Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng và thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí ) Dế Mèn rón rén đến cạnh Sẻ Đồng ,dịu dàng hỏi : “Sẻ Đồng ơi ,ai cũng muốn đi chơi ,sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế ? ” Sẻ Đồng hờn dỗi đáp :” -Tôi không muốn chơi với ai cả .” Ong vàng vội vã hỏi : “ Sống một mình sao được ? Ai sẽ kể cho bạn những chuyện của rừng sâu ,của đầm xa ? Bạn sẽ hót cho ai nghe ?” Bài 2: Viết đoạn văn ngắn trong đố có sử dụng dấu ngoặckép *GV củng cố ,dặn dò __________________________ Thể dục Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên I:Mục tiêu Học xong bài này HS biết: Một số dân tộc ở Tây Nguyên -Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của ngườidân ở Tây nguyên. Các quy trình làm ra sản phẩm đồ gỗ. Dựa vào lược đồ(bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức. Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II:Hoạt động dạy học 1:Khai thác sức nước Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Quan sát lược đồ hình 4: GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên Những con sông ở Tây Nguyên bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? Tại sao những con sông ở Tây Nguyên lắm thác nghềnh? Người dân ở Tây nguyên khai thác sức nước để làm gì? Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?. Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? Học sinh chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a- li trên lược đồ và cho biết nó nằm ở con sông nào? GV yêu cầu các nhóm thảo luận Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kết quả trước lớp. GV sữa chữa và bổ sung. GV gọi học sinh chỉ ba con sông(Xê Xan, Ba, Đồng Nai) 2:Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên Hoạt động 2: Làm việc theo từng cặp Các nhóm dựa vào mục 4 ở SGK và các hình 6, 7 để thảo luận theo các gợi ý sau: -Tây nguyên có những loại rừng nào? -Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? -Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào tranh ảnh và các gợi ý sau: rừng rậm, rừng thưa, -Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? Gỗ được dùng làm gì? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Tổng kết bài: HS trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên. Toán Luyện tập về dãy số tự nhiên I.Mục tiêu: - Củng cố cách đọc , viết sốtự nhiên. Đặc điểm của dãy số tự nhiên - Cách so sánh số tự nhiên. xếp thứ tự các số tự nhiên. II.Các hoạt động day, học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ. - Gọi 2 h/s nêu ví dụ về số tự nhiên Viết dãy số tự nhiên, nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên. Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. GV nhận xét, cho điểm. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. GV tổ chức cho h/s làm các bài tập trong VBT trang 16. Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm. Bài 2: Viết các số tự nhiên liền sau vào ô trống. Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước dãy số tự nhiên Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống trong mỗi dãy số sau Bài 5: Vẽ tiếp để được một ngôi nhà. GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm các bài tập sau; Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ở mỗi dãy số sau: Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 1dm8cm, chiều rộng 6 cm. Nếu chiều dài giảm đi 5 cm và chiều rộng tăng thêm 3 cm thì được hình chữ nhật mới có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò. Tiếng việt Luyện tập kể chuyện I. Mục tiêu: - Luyện tập kể chuyện đã đọc, đã nghe về lòng nhân hậu. II. Các hoạt động dạy- học. 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về văn kể chuyện 2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS kể chuyện. * Gợi ý: Nêu một số biểu hiện về lòng nhân hậu. Em đã đọc truyện ở đâu? Em sẽ kể chuyện gì? * HS tập kể trong nhóm sau đó kể trước lớp. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Hoạt động 3: Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố- dặn dò. Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2007 Toán Luyện tập vIếtsố tự nhiên trong hệ thập phân I.Mục tiêu: - Củng cố cách đọc , viết số tự nhiên. Đặc điểm của dãy số tự nhiên Phân biệt giữa số với chữ số. Cấu tạo thập phân của số tự nhiên. II.Các hoạt động day, học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ. * HS ghi nhớ quy tắc về số tự nhiên, cấu tạo thập phân của số tự nhiên (Sách toán nâng cao lớp 4 trang 11;12;13). 2. Hoạt động 2: Luyện tập. GV tổ chức cho h/s làm các bài tập trong VBT trang 17. Bài 1: Viết theo mẫu. Bài 2: Viết sốthành tổng theo mẫu. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống Bài 4: Viết số vào chỗ chấm. GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm các bài tập sau; Bài 1: Tính nhanh tổng sau: 0 + 1 + 2 + 3 + 4 +5 +6 +7+.+18 +19 +20. Bài 2: Chuyển các tổng sau thành tích: 13+13+13+13+13+13= 29+29+29+29+29+29 +29+29+29= 25+25+25++25 (có a số hạng là 25). d. a+a+a+a+a++a ( có b số hạng là a). 4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò. Tiếng việt Luyện tập văn viết thư I. Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc mục đích của việc viết thư; nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. Vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. II. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động 1: Nêu nội dung chính của một bức thư. Gọi 2 HS trình bày. GV ghi lên bảng. 2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu và thực hành viết thư. Đề bài: Em hãy viết thư cho người thân báo tình hình học tập và sức khoẻ của em từ đầu năm học đến nay. HS tìm hiểu đề bài, phân tích yêu cầu đề bài. Thực hành viết bà vào vở. Một số HS trình bày trước lớp. 3. Hoạt động 3: Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố- dặn dò.

File đính kèm:

  • docT9- chieu.doc
Giáo án liên quan