Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 7: Luyện tổng hợp

. Mục tiêu:

- Hs ôn cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ đơn giản

- Biết cách tính chu vi hình chữ nhật

II. Đồ dùng dạy học

- Vở BT ô li

III. Các hoạt động chủ yếu

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 7: Luyện tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TỔNG HỢP I. Mục tiêu: - Hs ôn cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ đơn giản - Biết cách tính chu vi hình chữ nhật II. Đồ dùng dạy học - Vở BT ô li III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ II. Dạy học bài mới Bài 1: nếu a = 47685 ; b = 5784 thì giá trị biểu thức a + b là : A. 53269 B. 53469 C. 53479 D. 53569 Bài 2: Cho biết m = 10 ; n = 5 ; p = 2, tính giá trị của biểu thức: a) m + n + p b) m + n - p c) m + n x p Bài 3: Một hình chữ nhật có số đo chiều dài là 16 cm, chiều rộng là 12 cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật đó là bao nhiêu? III. Củng cố, dặn dò Bài 1: B Bài 2: a/ m = 10; n = 5; p = 2 thì m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17 b/ m = 10; n = 5; p = 2 thì m + n - p = 10 + 5 - 2 = 13 c/ m = 10; n = 5; p = 2 thì m + n x p = 10 + 5 x 2 = 10 + 10 = 20 Bài 3: Chu vi hình chữ nhật là : ( 16 + 12 ) x 2 = 56 ( cm ) Đáp số : 56 cm THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc đúng cho Hs - Giúp Hs ôn luyện về Chính tả II. Đồ dùng dạy học - VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4 III. Hoạt động dạy học 1. Rèn đọc cho Hs: 15 phút. - Gv yêu cầu Hs đọc lại các bài Tập đọc đã học trong tuần 6&7 - Hs đọc thầm, đọc theo chỉ định của Gv 2. Ôn luyện về Chính tả : - Gv yêu cầu Hs làm bài tập chính tả sau đó chữa bài . - Hs đọc thuộc lòng các câu đố chép lại các câu đố vào vở - Chép lại các câu đố vào vở. Bài 1: Điền vào chỗ chấm tr hay ch ? Ai cũng ra đi với lòng say lý tưởng, và nhè nhẹ bên ...ong là ...út ước mơ. Buổi gác đầu tiên là đêm ...ăng sáng, là bài thơ, là một ...ang nhật kí. Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội đứng canh ...ời. Những mái nhà nghiêng như mí mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành. Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa. Cây lá đang dồn nhựa để ...ổ ra một mùa quả ...ín. Theo Nguyễn Văn Thạc ( Thứ tự các chữ cân điền là: tr ; ch ; tr ; tr ; tr ; tr ; ch) Bài 2: Tìm các từ: a) Có tiếng mở đầu bằng r,d hoặc gi có nghĩa như sau: - Giành lấy một vật về mình bằng động tác nhanh, gọn, đột ngột (giật) - Ở trạng thái ít hoặc không có việc làm (rỗi; rảnh rỗi; rảnh) - Tập hợp gồm nhiều vật cùng loại nối tiếp nhau thành một hình dài.( dãy) b) Có tiếng chứa vần iên hay iêng , có nghĩa như sau: - Cho cái quý nhất của mình một cách tự nguyện và trân trọng. ( hiến; hiến dâng) - ( Mắt ) nhìn lệch về một bên do dị tật? ( hiếng) - Ở kề ngay nhau, sát ngay nhau, không có sự gián đoạn. ( liền) 3. Củng cố. Nhận xét tiết học. Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP A. Mục đích, yêu cầu - HS nắm được cách đặt tính với 3 số. - Biết tính bằng cách thuận tiện nhất. - Giải bài toán có lời văn. B. Đồ dùng dạy- học - GV: Vở bài tập - HS: VBT C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs lên đặt tính, rồi tính. - GV nhận xét. II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn làm bài Bài 1: - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính bình thường. Bài 2: - Muốn tính một cách thuận tiện nhất ta làm thế nào? - Phải vận dụng những tính chất nào của phép cộng. Bài 3: - Gọi Hs đọc đề bài. - Gọi HS phân tích đề bài. Nêu tóm tắt. - Gọi HS nêu cách giải. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Dựa vào những biểu thức đã cho viết vào ô trống. b) Thực hành - Yêu cầu HS tự làm vào VBT - GV quan sát, giúp đỡ. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn Hs về làm bài ở nhà. - HS thực hiện: 2298 + 4967 + 4702 - HS nêu yêu cầu và cách đặt tính. - Cộng những số tròn chục, tròn trăm trước. - Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp. - HS đọc đề bài. Phân tích đề bài. - HS nêu yêu cầu - Hs làm bài - Hs lắng nghe, ghi nhớ Luyện từ và câu LUYỆN: VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM A. Mục đích, yêu cầu - Luyện vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam. B. Đồ dùng dạy- học - Ba tờ phiếu khổ to ghi 4 dòng của bài ca dao ở bài 1, bút dạ. - Bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to, vở bài tập tiếng Việt 4 C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - 1 em nhắc lại nội dung ghi nhớ (quy tắc viết tên người, tên địa lý VN). - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới Bài tập 1 - GV nêu yêu cầu của bài - GV phát phiếu - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - Đây là tên riêng các phố ở Hà Nội khi viết phải viết hoa cả 2 chữ cái đầu - GV giải thích 1 số tên cũ của các phố. Bài tập 2 - GV treo bản đồ Việt Nam - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập - GV nhận xét - Luyện kiến thức thực tế: - Em hãy nêu tên các huyện thuộc tỉnh Phú Thọ? - Em hãy nêu tên các xã, phường của thành phố Việt Trì? - ở tỉnh ta có địa điểm du lịch, di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng nào? - Hãy chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí tỉnh Thanh Hoá và huyện Yên Định - Hãy viết tên quê em III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét - Nghe, mở sách - 1 em đọc yêu cầu - Nhận phiếu, trao đổi cặp, làm bài - Vài em nêu kết quả thảo luận. - 1 vài em nhắc lại quy tắc - Nghe - 1 em đọc bài 2 - Quan sát bản đồ, vài em lên chỉ bản đồ tìm các tên địa lí Việt Nam, tên các danh lam thắng cảnh của nước ta - Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập Tiếng Việt 4. - 2-3 em nêu - Vài em nêu, các em khác bổ sung - Sầm Sơn, Bến En, Suối cá Cẩm Lương, Thành Nhà Hồ, Động Hồ Công - 1 vài em lên chỉ bản đồ - 1 vài em lên viết tên các địa danh. - Học sinh viết, đọc tên quê em. - Thực hiện. Thứ năm, ngày 11 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP A. Mục đích, yêu cầu B. Đồ dùng dạy- học C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ. - Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận. II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn làm bài Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài? - Bài tập yêu cầu tìm gì? - Biết tổng và hiệu của hai số đó, muốn tìm hai số ta làm thế nào? Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài? - Gọi HS lên tóm tắt đề bài( bằng 2 cách) - Gọi HS nêu cách giải. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu Hs nêu lại bảng đơn vị đo thời gian và khối lượng? - Cho HS thử đổi 1 số bài? b) Thực hành - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT. - GV quan sát giúp đỡ HS. c) Chấm chữa bài - Chấm bài trước một số em. - Nhận xét cách làm tốt. - Chữa những lỗi sai cơ bản. III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài. - HS trả lời: Lấy (T + H): 2 = số lớn. Lấy (T - H): 2 = số bé - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc bài, trả lời. - HS đọc bài, tóm tắt bài toán. - HS nêu cách giải - Hs thực hiện yêu cầu. - HS làm bài vào VBT. - HS lắng nghe, chữa bài. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tập làm văn LUYỆN: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN A. Mục đích, yêu cầu 1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, học sinh nắm được cốt truyện, phát triển ý mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện. 2. Luyện tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ba lưỡi rìu B. Đồ dùng dạy- học - GV: 6 tranh minh hoạ truyện - HS: Vở bài tập Tiếng Việt 4 C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - 2 em đọc ghi nhớ tiết trước II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: Xây dựng đoạn văn kể chuyện Bài tập 1 - Truyện có mấy nhân vật? - Nội dung truyện nói gì? - GV treo tranh lớn trên bảng Bài tập 2 - Phát triển ý dưới tranh thành đoạn văn kể chuyện - GV hướng dẫn hiểu đề - GV hướng dẫn mẫu tranh 1 - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập - GV nhận xét, bổ xung - Tổ chức thi kể chuyện - GV nhận xét, khen học sinh kể hay III. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu học sinh nêu cách phát triển câu chuyện trong bài - Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà viết lại truyện, tập kể. - 1 em làm miệng bài tập phần b - Nghe, mở sách - Quan sát tranh SGK - 1 em đọc nội dung bài, đọc lời chú thích dưới mỗi tranh - 2 nhân vật: chàng tiều phu, ông tiên - Chàng trai đựoc tiên ông thử tính thật thà, trung thực. - 6 em nhìn tranh lần lượt đọc 6 câu dẫn giải - Mỗi tổ cử 1 em lên chỉ tranh kể cốt chuyện. Lớp làm vở bài tập. - 1 em đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm - Nghe - Học sinh tập kể mẫu - Lớp nhận xét - Học sinh thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện làm vào vở bài tập - Kể chuyện theo cặp - Mỗi tổ cử 2 em thi kể theo đoạn, 1 em thi kể cả chuyện. - Lớp bình chọn bạn kể tốt - HS lắng nghe, ghi nhớ Luyện viết BÀI 6+7 A. Mục tiêu: - Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học - HS: Vở luyện viết. C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS. - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới. a) Hướng dẫn luyện viết. - Những chữ phải viết là những chữ nào? - Chúng ta đã học chưa? - GV: Bài 5 chúng ta phải viết lại những con chữ đã học từ đầu năm. b) Thực hành luyện viết - Yêu cầu HS viết cẩn thận vào trong vở. - GV quan sát giúp đỡ HS. c) Chấm bài. - GV chấm một số bài viết xong trước. - Nhận xétbài làm của các em. III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về ghi nhớ cách viết các con chữ. - HS mở vở. - HS lắng nghe. HS nêu A, B, C, D Cao 2,5 li- cỡ nhỏ Cách viết: Tương tự bài 5 Hs chú ý lắng nghe HS lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan