Giúp HS:
-Biết số ngày trong từng tháng của năm.
-Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
-Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày ,giờ,phút ,giây.
-Xác định được một nămcho trước thuộc thế kỷ nào.-Làm bài tập 1,2,3.
II.Đồ dùng dạy học:
-Nội dung bảng bài tập 1 kẻ sẵn trên bảng phụ, mặt đồng hồ.
-SGK,vở , bảng con.
III.Hoạt động trên lớp:
27 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 5: Tiết 2 : Luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịn, sườn thoải:
*HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay Đồng Bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- GV cho HS chỉ bản đồ các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Bắc Giang những tỉnh cĩ vùng đồi trung du.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du:
*HĐ2: Làm việc nhĩm.
- Dựa vào kênh chữ, kênh hình mục 2SGK, HS thảo luận nhĩm các câu hỏi sau:
- Trung du Bắc Bộ thích hợp với việc trồng những loại cây gì?
- H1,H2 cho biết những cây trồng nào cĩ ở Thái Nguyên và Bắc Giang.
- Em biết gì về chè Thái Nguyên và chè ở đây dùng để làm gi?
- ở trung du Bắc Bộ xuất hiện loại trang trại nào?
3. Hoạt động trồng rừng và cây cơng nghiệp:
*HĐ3: Làm việc cả lớp
GV hỏi:
- Vì sao vùng trung du Bắc Bộ lại cĩ những nơi đất trống đồi trọc?
- Dựa vào tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng loại cây gì?
C. Tổng kết - dặn dị
- 2 em nhắc lại bài học.
- NX giờ học về nhà học bài.
- 2 em trả lời.
- NX cho điểm
- 1 HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nằm giữa vùng núi và đồng bằng.
+ Đỉnh trịn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Vừa của Đồng Bằng, vừa của Miền Núi.
- Đại diện các nhĩm trả lời.
- NX bổ sung.
- Cây ăn quả: Cam, Chanh, Dứa, Vải...
- Cây cơng nghiệp: Chè.
- HS trả lời - bổ sung:
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt, đốt phá bừa bãi...
- Trồng keo, trẩu, sở....
- HS thảo luận.
- Đại diện nhĩm trình bày.
- NX bổ sung.
Buổi 2:
Ngày soạn: 29/9/2008
Ngày giảng: Thứ 6/3/10/2008
Tiết 1: Luyện tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK
- Giấy khổ to vàbút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
1/. Cốt truyện là gì?
2/.Cốt truyện gồm những phần nào?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
-Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
Bài 2:
-Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở
đoạn 2 ?
-Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
-Yêu cầu HS nhắc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
d. Luyện tập:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS trình bày, GV nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
+Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-Thảo luận cặp đôi.
-Trả lời:
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
-Lắng nghe.
-3 đến 5 HS đọc thành tiếng.
-3 đến 4 HS phát biểu:
+Đoạn văn “Tô Hiến ThànhLý Cao Tông”trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnhcủa 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+Phần thân đoạn.
+Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
-Viết bài vào vở nháp.
-Đọc bài làm của mình.
Tiết 2: Luyện toán
BIỂU ĐỒ
I.Mục tiêu:
-Giúp HS: Làm quen với biểu đồ hình cột.
-Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, Vở ,bảng con
- III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b-.Luyện tập, thực hành :
Bài 1:
-GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ?
-Có những lớp nào tham gia trồng cây ?
-Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.
-Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ?
-Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ?
-Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?
-Lớp nào trồng được ít cây nhất ?
-Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ?
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV treo biểu đồ như SGK (nếu có) và hỏi: Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì ?
-Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó ? Vì sao ?
-Cột thứ 2 trong bảng biểu diễn mấy lớp ?
-Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớpMột?
-Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 Vào chỗ trống dưới cột 2.
-GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.
-GV kiểm tra phần làm bài của một số HS, sau đó chuyển sang phần b.
-GV yêu cầu HS tự làm phần b.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài
chu đùáo và chuẩn bị bài sau.Luyện tập
-Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.
-Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
-Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây.
-Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C.
-Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.
-Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
-Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
-Số cây của cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là:
35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)
-HS nhìn SGK và đọc: năm 2001 – 2002 có 4 lớp, năm 2002 – 2003 có 3 lớp, năm 2003 – 2004 có 6 lớp, năm 2004 – 2005 có 4 lớp.
-Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
-Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002.
-Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002.
Biểu diễn 3 lớp.
-Năm 2002 – 2003 trường Hòa Bình có 3 lớp Một.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp dùng bút chì điền vào SGK.
-
3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý của bài. HS cả lớp làm bài vào vơr
-HS cả lớp.
Tiết3: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
-GD HS có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh
II.Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2.Đánh giá công tác tuần qua
Nhận xét chung của GV.
3.Phương hướng:
-Thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 20/10 và ngày 20/11
-Phát động phong trào giữ vở sạch viết chữ đẹp
-Duy trì sĩ số.
-Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ
-Tiến hành xây dựng lớp học thân thiện.
-Học bài và làm bài tậpø đầy đủ.
-Đồng phục theo nghi thức của đội viên.
III.Dặn dò:
- Khắc phục những tồn tại của tuần qua, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tới
HS sinh hoạt văn nghệ,GV dặn dò
-HS sinh hoạt văn nghệ.
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
-Ý kiến nhận xét của lớp phó học tập
- Các tổ trưởng nhận xét bổ sung.
- Cá nhân phát biểu.
HS lắng nghe
-HS tham gia văn nghệ.
File đính kèm:
- Giao an 4 tuan 5 ca ngay cktkn.doc