Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 19: Tiết 91: Ki lô mét vuông

- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1km² = 1 000 000 m² và ngược lại

- Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm², dm², m², km².

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh vẽ trên một cánh đồng hoặc khu rừng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 19: Tiết 91: Ki lô mét vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hại cho con người. - Lắng nghe Hoạt động 2: THIỆT HẠI DO BÃO GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BÃO (?) Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông? + Khi có gió mạnh kèm theo mưa to là dấu hiệu của trời có dông. (?) Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? + Gió mạnh liên tiếp kèm theo trời mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. - Hoạt động trong nhóm 4 HS. Trao đổi, thảo luận, ghi ý chính ra nháp, trình bày trong nhóm. - Yêu cầu: Đọc mục bạn cần biết trang 77, SGK sử dụng tranh (ảnh) đã sưu tầm để nói về: + Tác hại do bão gây ra. + Một số cách phòng chống bão mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - gọi HS trình bày - Nhóm có cử đại diện trình bày, có kèm theo tranh ảnh (đã sưu tầm). - Nhận xét về sự chuẩn bị của HS, khả năng trình bày. - Lắng nghe. - Kết luận: Hoạt động 3: TRÒ CHƠI: GHÉP CHỮ VÀO HÌNH VÀ THUYẾT MINH - Cách tiến hành: GV dan 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Gọi HS tham gia thi lên bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh họa. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống). - Nghe GV phổ biến luật chơi. - Gọi HS lên tham gia trò chơi. Nhận xét và cho điểm từng HS * Hoạt động kết thúc ?) Từ cấp gió này sẽ gây thiệt hại gì cho người và của? (?) Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết? - Nhận xét câu trả lời và tuyên dương HS hiểu bài tại lớp. - Dặn HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ. - Học thuộc mục bạn cần biết Toán Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH. I. MỤC TIÊU *Giúp học sinh: - Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính DT hình bình hành để giải các bài toán có liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Mỗi học sinh chuẩn bị hai hình bình hành bằng giấy hoặc bìa, kéo ,giấy ô li, ê ke. - GV: phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên trả lời: Thế nào là hbh? - gv nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới a. Giới thiệu bài b. Hình thành công thức tính DT hbh. - Gv tổ chức trò chơi cắt hình: - Mỗi HS suy để cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuẩn bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình bình hành. - Tuyên dương cắt ghép đúng và nhanh (?) Diện tích hình ghép được như thế nào so với diện tích của hình ban đầu? - Hãy tính diện tích của hình chữ nhật. - Y/c HS lấy hình bình hành bằng hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường cao của hình bình hành. - Y/c HS đo chiều cao của hình bình hành, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật đã ghép được. (?) Vậy theo em, ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tinh diện tích hình bình hành chúng ta tính thể tích theo cách nào ? - GV: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích của hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là: S = a x h .3 . Luyện tập thực hành Bài 1 (?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 2 - GV yêu cầu HS tự tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của hai hai hình với nhau - Nhận xét, sửa sai. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài trước lớp. - Yêu cầu học sinh làm bài . GV chữa bài và cho điểm học sinh. - 3. Củng cố, dặn dò (?) Nêu công thức tính S hbh? - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn lại cách tính diện tích của các hình đã học, chuẩn bị bài sau. - HS trả lời HBH có hai cặp cạnh đối diện //và = nhau - Nghe giới thiệu bài - HS thực hành cắt ghép hình. HS có thể cắt ghép như sau: + Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành . - HS tính diện tích hình của mình . - HS kẻ đường cao của hình bình hành. - HS đo và báo cáo kết quả: Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều dài hình chữ nhật . - Lấy chiều cao nhân với đáy . - HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình bình hành. - Tính diện tích của các hình bình hành. - HS áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tính. - HS lần lượt đọc kết quả tính của mình, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra bài của bạn. - HS tính và rút ra nhận xét diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật. - HS đọc - HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. - Diện tích hình bình hành S = a x h ********************************************************************* Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010 Toán Tiết 95: LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU *Giúp HS: - Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành. - Sử dụng công thức tính diện tích và chu vi hình bình hành để giải các bài toán có liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng thống kê như bài tập 2, vẽ sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, y/cầu các em nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành có số đo các cạnh như sau: - Độ dài đáy là 70cm, chiều cao là 3cm - gv nhận và cho điểm HS. 2. Dạy học bài - mới a. Giới thiệu bài mới b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hãnh EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình. - Giáo viên nhận xét sau đó hỏi thêm: những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. (?) Có bạn HS nói hình chữ nhật cũng là hình bình hành, theo em bạn đó nói dúng hay sai ? Vì sao ? Bài 2 - Giáo viên yêu cầu HS đọc đề tài và hỏi: Em hãy nêu cách làm bài tập 2. - Hãy nêu cách tính diện tích hình bình hành. - Y/c HS làm bài. - Hai học sinh thực hiện y/c. - Học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét. S =70 x 3 = 210cm - Nhận xét, sửa sai. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS lên bảng: - Bạn nói đúng vì hình chữ nhật có 2 cặp cạnh // và bằng nhau. - Tính DT HBH và điền vào ô tương ứng trong bảng. - HS trả lời. - HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Độ dài đáy 7 cm 14 dm 23 m Chiều cao 16 cm 13 dm 16 m Diện tích hình bình hành 7 x 16 = 112 (cm²) 14 x13 = 182 (dm²) 23 x 16 = 368 (m²) - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 3 (?) Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? - Dựa vào cánh tính chung đó ta sẽ đi tìm công thức tính chu vi của hình bình hành. - Giáo viên vẽ lên bảng hình bình hành ABCD như bài tập 3 và giới thiệu: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b. - Em hãy tính chu vi hình bình hành ABCD. - Vì hình hành có hai cặp cạnh bằng nhau nên khi tính chu vi của hình bình hành ta có thể tính tổng của 2 cạnh rồi nhân với 2. - Gọi chu vi hình bình hành là P, bạn nào có thể đọc được công thức tính chu vi của hình bình hành (?) Hãy nêu quy tắc tính chu vi hình bình hành ? - Y/c học sinh áp dụng công thức để tính chu vi hình bình hành a, b. - GV nhận xét bài làm của học sinh. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Y/c học sinh tự làm bài. - NX và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu công thức tính P hình bình hành - GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó - HS quan sát. - HS tính: a + b + a + b = (a + b) x 2 - HS nêu: P = ( a + b ) x 2 - HS nêu như SGK. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - HS cả lớp làm vào vở bài tập. - P = (a +b) x2 ********************************* Địa lí Tiết 19: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ. I,MỤC TIÊU: - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ. - HS khá giỏi : + Giải thích được vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long + Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các bản đồ hành chính giao thông VN - Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng. III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài mới: - Giới thiệu - ghi đầu bài. a. Đồng bằng lớn nhất nước ta *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (?) ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? - Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, đất đai, địa hình)? (?) Tìm trên bản đồ địa lý TN VN vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau và một số kênh rạch *G chốt lại - Chuyển ý. b. Mạng lưới sông ngòi,kênh rạch chằng chịt *Hoạt động cá nhân: - Tìm và kể tên một số sông lớn kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ - Nêu nhận xét về sông ngòi kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ? - G giải thích kênh rạch - Kênh rạch là do con người đào để dẫn nước tưới tiêu. Kênh lớn hơn rạch - Nêu đặc điểm của sông Mê Công giải thích tại sao sông ở nước ta có tên là Cửu Long? *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (?) Vì sao ở ĐBNB người dân không đắp đê ven sông? (?) Sông ở ĐBNB có tác dụng gì? - G mô tả thêm cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô. Cho H so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng NB về mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai 4/Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học-CB bài sau - Ghi đầu bài, nhắc lại đầu bài. - Y/c H dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau + QS và tìm trên bản đồ vị trí ĐB Nam Bộ - H nhận xét - Một H đọc y/c - H chỉ vị trí sông Mê Công, sông tiền, sông Hậu, sông đồng nai, kênh vĩnh Tế trên bản đồ TNVN - H dựa vào vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi - ĐBBB có hình dạng tam giác có đỉnh là Việt Trì cạnh là đường bờ biển, địa hình tương đối bằng phẳng có đê ngăn lũ - ĐBNB ngoài đất đai màu mỡ, còn có nhiều đất chua phèn cần cải tạo không có đê ngăn lũ. ********************************************************************* BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docGA Toan Tuan 19 Lop 4 20092010.doc