Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 14: Thực hành toán

. Mục tiêu

- Giúp Hs ôn luyện về nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

 B. Đồ dùng dạy học

- VBT, Bài tập toán 4

C. Hoạt động dạy học

I. Ôn về nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

II. Thực hành:

 - GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:

 

doc8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 14: Thực hành toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập sau: Dạng 2: Các bài toán giảI bằng phân tích số Loại 2: Xoá đi một chũ số của một số tự nhiên. Ví dụ: Khi xoá di chữ số hàng chục và hàng đơn vị của một số tự nhiên có bốn chữ số thì số đó giảm đi 4455 đơn vị. Tìm số có bốn chữ số đó. Bài giải: Gọi số phải tìm là abcd, xoá di chữ số hàng chục và hàng đơn vị được ab. Theo đề bài ta có: abcd – ab - 4455 ab x 100 + cd – ab = 4455 cd + ab x 100 – ab = 4455 cd + ab x ( 100 – 1 ) = 4455 cd + ab x 99 = 4455 cd = 45 x 99 – ab x 99 cd = ( 45 – ab ) x 99 Nhận xét: Tích của 99 và một số tự nhiên là một số tự nhiên bé hơn 100 nên 45 – ab phải bằng 0 hoặc 1 Nếu 45 – ab = 0 thì ab = 45 và cd = 00 Nếu 45 – ab = 1 thì ab = 44 và cd = 99 Số cần tìm là 4499 hoặc 4500 Bài tập vận dụng: Bài 1: Khí xoá đi chữ số hàng nghìn của một số tự nhiên có bốn chữ số thì số đó giảm đi 9 lần, tìm số đó. Bài 2: Khí xoá đi chữ số hàng trăm của một số tự nhiên có ba chữ số thì số đó giảm đi 9 lần, tìm số đó. 3. Củng cố dặn dò: Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 Toán CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ A. Mục tiêu - Nắm vững cách chia một tổng cho một số - Biết vận dụng vào giải toán theo 2 cách, tính nhanh giá trị biểu thức. B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu lại cách chia một tổng cho một số - Gọi Hs nhận xét, nhắc lại - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nêu cách làm - GV nhấn mạnh lại cách làm cho HS Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS phân tích đề bài: Đề bài cho chúng ta biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì? - Gọi Hs nêu cách làm - GV nêu lại cách giải Bài 3: - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS tự làm bài rồi rút ra cách tính một hiệu chia cho một số Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu - Yêu cầu HS dựa vào mẫu làm bài b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS lắng nghe nhận xét - Tính bằng 2 cách - HS nêu dựa vào VBT - HS lắng nghe - HS đọc đề - HS phân tích đề - Hs nêu 2 cách làm bài - Lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc đề - HS tự suy nghĩ, làm bài - HS đọc - HS ghi nhớ - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi Luyện từ và câu RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI A. Mục tiêu - Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn đó. - Biết sử dụng câu hỏi vào các mục đích sử dụng khác nhau. B. Đồ dùng dạy- học - Gv chuẩn bị một số bài tập. C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi được dùng vào những mục đích nào? - Gv nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 - Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây: a) Giữa vòm lá um tùm, bông hoa rập rờn trước gió. b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước. d) Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. Bài tập 2: Trong từng câu dưới đây, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? a) Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ? b) Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ? c) Sao bạn chăm chỉ, chịu khó thế? d) Sao con hư thế nhỉ? Bài tập 3 - Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn( dùng để hỏi) a) Tên em là gì?; Việc gì tôi cũng làm. b) Em đi đâu? ; Đi đâu tôi cũng đi. c) Em về bao giờ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng. III. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài - Chuẩn bị bài giờ sau. - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc bài, trao đổi cặp, làm bài vào nháp, nêu ý kiến. + Cái gì dập dờn trước gió? + Bác sĩ Ly là người thế nào? + Bao giờ mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước? + Bé ân hận vì sao? HS đọc bài; làm vở; Vài em chữa bài miệng: + Để yêu cầu, đề nghị + Để khen + Để khen + Để chê HS làm bài vào vở; vài em nêu miệng cách làm: + gì + đâu + bao giờ - HS lắng nghe, ghi nhớ Kỹ thuật THÊU MÓC XÍCH (TIẾT 2) A. Mục tiêu: - Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích - Thêu được các mũi thêu móc xích - Học sinh hứng thú học thêu B. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh quy trình thêu móc xích; mẫu thêu móc xích. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng, len và chỉ thêu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch, thước và kéo - HS: Đồ dùng khâu thêu C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh - GV nhận xét sự chuẩn bị II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới + HĐ3: Học sinh thực hành - Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích - GV nhận xét và củng cố B1: Vạch dấu đường thêu B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu - GV nhắc lại một số điểm lưu ý - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành - Cho học sinh thực hành - GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn thêu + HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành - GV tổ chức trưng bày sản phẩm - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: * Thêu đúng kỹ thuật * Các vòng chỉ nối vào nhau như chuỗi mắt xích tương đối bằng nhau * Đường thêu phẳng, không bị rúm * Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian - Học sinh dựa tiêu chí tự đánh giá - GV nhận xét và đánh giá kết quả III. Củng cố, dặn dò - Dặn dò về nhà chuẩn bị vật liệu để học bài sau - Học sinh tự kiểm tra - Vài học sinh nhắc lại - Học sinh lắng nghe - Học sinh lấy dụng cụ thực hành - Học sinh thực hành làm bài - Lớp trưng bày sản phẩm - Học sinh lắng nghe - Học sinh tự đánh giá - HS lắng nghe Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012 Toán LUYỆN ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẤN - TẠ- YẾN - KG; M2 - DM2 - CM2 A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng; Đơn vị đo diện tích. - Vận dụng trong giải toán có lời văn. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ – vở bài tập toán 4. C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Bài mới: Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 75. Bài 1: - Viết số thích hợp vào chỗ chấm? - Gọi HS đọc lại bảng quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng - Gv hướng dẫn cách làm - Gọi HS làm bài - HS nhận xét Bài 2: - Tính bằng cách thuận tiện nhất? - Vận dụng tính chất nào để tính nhanh? - GV hướng dẫn cách làm - Gọi HS làm bài Bài 3: - Đọc đề – tóm tắt đề? - Bài toán giải bằng mấy cách? cách nào nhanh hơn? - GV chấm bài nhận xét II. Củng cố, dặn dò - tấn = ? kg 10 tạ = ? kg 100 cm2 = ? dm2 - Về nhà ôn lại bài Cả lớp làm vở- 4,5 em đọc kết quả 10 kg = 1 yến 50 kg = 5 yến 100kg = 1 tạ 500kg = 5 tạ 1000 kg = 1 tấn 11000 kg = 11 tấn 10 tạ = 1 tấn 240 tạ = 24 tấn 100 cm2 =1 dm2 1500cm2 = 15 dm2 100 dm2 = 1 m 2 1200 dm2 = 12 m2 Cả lớp làm vở – 2 em lên bảng chữa bài 5 x 99 x 2 = (5 x 2) x 99 = 10 x 99 = 990 208 x 97 + 208 x 3 = 208 x (97 + 3) = 208 x 100 = 20800 1 phút hai ô tô chạy số mét: 700 + 800 = 1500 (m) 1 giờ 22 phút = 82 phút Quãng đường đó dài số ki- lô -mét: 1500 x 82 = 123000(m) Đổi 123000 m = 123 km Đáp số 123 km - HS thực hiện THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu - Ôn về tính từ, các từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ; tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, xác định được câu hỏi trong đoạn văn. B. Đồ dùng dạy học - VBT, Vở thực hành Tiếng Việt C. Hoạt động dạy học I. Gv hệ thống lại phần lí thuyết về tính từ; tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, xác định được câu hỏi trong đoạn văn. II. Thực hành : Bài 1 : Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau : đẹp, nhanh, vàng và đặt một câu có sử dụng từ vừa tìm ? Ví dụ : + Đẹp : xinh đẹp ; đẹp đẽ ;.... + Nhanh : nhanh vùn vụt ; rất nhanh ; cực nhanh ;.... + Vàng : vàng vọt ; vàng khè ; .... Bài 2 : Tìm câu hỏi trong các bài Ở Vương quốc Tương lai ( đoạn ‘ Trong công xưởng xanh’), Người tìm đường lên các vì sao và ghi vào bảng có mẫu như sau : Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ ghi vấn 1 Nó đâu ? Tin - tin Em bé thứ nhất Ai III. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học Hoạt động ngoài giờ lên lớp Bình báo tường 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Có hiểu biết về tình nghĩa thầy trò, trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ trân trọng, yêu thích những sáng tác về thầy cô giáo. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng sáng tác. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung Sáng tác các bài báo tường với thể loại thơ, văn, vẽ tranh về chủ đề "Thầy cô và mái trường", tập hợp lại thành tờ báo tường của lớp. b. Hình thức hoạt động - Để nguyên các bài báo do học sinh trình bài, dán lên bằng giấy dài để học sinh dễ xem, dễ nhận xét. - Treo báo tường lên bảng. Tổ chức đọc, trao đổi, nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của các bài báo. - Bình chọn các bài báo được ưa thích nhất. 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động - Cá nhân chuẩn bị báo tường theo các thể loại thơ, truyện, vẽ tranh và trình bày đẹp. - Ban báo tường của lớp chuẩn bị tờ báo tường chung. b. Về tổ chức - Cử người dẫn chương trình - Trang trí. - Tờ báo tường đã được treo cho học sinh xem trong những ngày trước đó. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 4. Tiến hành hoạt động a) Khởi động - Hát tập thể. - Nêu mục đích buổi bình luận và chọn lựa bài báo hay. b) Bình luận và lựa chọn báo tường - Người dẫn chương trình xin ý kiến nhận xét của lớp để chọn khoảng 10 bài báo hay nhất. - Khi bình chọn các bài báo, đầu tiên đọc bài báo cho cả lớp nghe. Tiếp theo mời tác giả bài báo nói về tâm tư, suy nghĩ, ý tứ của mình khi sáng tác. Sau đó là phần phân tích, đánh giá của các bạn và của thầy cô giáo. - Bỏ phiếu bình chọn từ 3 đến 5 bài báo hay nhất. - Văn nghệ xen kẽ. - Ban báo tường mời cô giáo công bố kết quả bình chọn 5. Kết thúc hoạt động - Hát tập thể. - Ban báo tường nhận xét, rút kinh nghiệm thái độ và kết quả tham gia hoạt động viết báo tường của các bạn trong lớp.

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan