A. Mục tiêu
- Giúp Hs ôn luyện về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Củng cố kỹ năng vẽ hai đường thảng vuông góc, hai đường thẳng song song
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toán 4
C. Hoạt động dạy học
6 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 12: Thực hành Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Thực hành Toán
A. Mục tiêu
- Giúp Hs ôn luyện về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Củng cố kỹ năng vẽ hai đường thảng vuông góc, hai đường thẳng song song
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toán 4
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bai cũ
II. Bài mới
1. Ôn về vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại các cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
2. Ôn luyện về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Hs nhắc lại các cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
3. Thực hành:
- Hs làm bài trong VBT (10 ph)
- GV ra đề và hướng dẫn học sinh giải
Bài tập: Một cửa hàng có 1251 kg gạo, buổi sáng bán được số gạo, buổi chiều bán được số gạo còn lại. Hỏi sau ngày hôm đó cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
Yêu cầu:
- Hs phải xác định được bài toán cho biết gì, yêu cầu tìm gì?
- Hs nêu cách tìm số gạo và số gạo còn lại.
- Hs giải – nhận xét
III. Củng cố.
- Nhận xét tiết học
Buổi sáng bán được số gạo là:
1251: 3 = 417( kg)
Sau khi bán số gạo cửa hàng còn lại là:
1251- 417= 834 (kg)
Buổi chiều bán được số gạo là:
834: 6 = 139 (kg)
Ngày hôm đó cửa hàng còn lại số gạo là:
1251 - 417 - 139 = 695 (kg)
Đáp số: 695 kg
Thực hành Tiếng Việt
A. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng cho Hs
- Giúp Hs ôn luyện về Chính tả
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bai cũ
II. Bài mới
1. Rèn đọc cho Hs: 15 phút.
- Gv yêu cầu Hs đọc lại các bài Tập đọc đã học trong tuần
- Hs đọc thầm, đọc theo chỉ định của Gv
2. Ôn luyện về Chính tả : Ôn về cách viết s, x; dấu hỏi, dấu ngã
- Gv yêu cầu Hs làm bài tập chính tả sau đó chữa bài .
- Hs đọc thuộc lòng các câu đố chép lại các câu đố vào vở
- Chép lại các câu đố vào vở.
Bài 1: Viết lại các câu sau cho đúng chính tả.
Có công mài xắt có ngày nên kim.
Trớ thấy xóng cã mà ngả tay trèo.
Lữa thữ vàng dan nan thữ xức.
Xạch xẻ là mẹ xức khõe.
Đi một ngày đàn học một xàng khôn
Bài 2: Điền vào chỗ chấm s hay x? Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Găng – đi (1869 – 1948) là nhà hoạt động cách mạng, nhà lanh đạo nôi tiếng cua Ấn Độ. Ông ..inh trưởng trong một gia đình khá gia, có tinh thần dân tộc, ghét bọn thực dân. Ông vận động nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân. Đặc biệt ...au vụ tham ..át Am – rít – xa (13 -4 -1919), hàng vạn người đân Ấn Độ bị thực dân Anh tàn ..át, ông vận động nhân dân Ấn Độ đấu tranh bất hợp pháp với thực dân Anh. Năm 1930, ông vận động hàng chục vạn quần chúng ra bờ biên ..ản ...uất và buôn bán muối chống luật độc quyền cua thực dân Anh.
III. Củng cố.
Nhận xét tiết học.
- HS luyện đọc lại các bài tập đọc
- HS làm bài
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Lửa thử vàng gian nan thử sức.
Sạch sẽ là mẹ sức khỏe
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- HS làm bài tập
- HS lắng nghe, ghi nhớ
BD HSG: To¸n
Các bài toán về số và chữ số
( tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giải các bài toán về số và chữ số
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS giải một số bài tập sau:
Dạng 2: Các bài toán giảI bằng phân tích số
Loại 1: Viết thêm một số chữ số vào bên trái, bên phải hoặc xen giữa một số tự nhiên.
Ví dụ: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên tráI số đó ta được một số gấp 13 lần số càn tìm.
Bài giải:
Gọi số phải tìm là ab, viết thêm số 9 vào bên tráI ta được 9ab. Ta có:
9ab = ab x 13
900 + ab = ab x 13
900 = ab x 13 – ab
900 = ab x 12
ab = 900 : 12
ab = 75
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 21 vào bên tráI số đó ta được một số gấp 31 lần số càn tìm.
Bài 2: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên tráI số đó ta được một số gấp 26 lần số càn tìm.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Toán (TH)
Nhân một số với một hiệu
A. Mục tiêu
- Củng cố cách nhân một số với một hiệu
- áp dụng vào giải toán có lời văn
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: VBT, bảng phụ ghi ghi nhớ
- HS: VBT, đồ dùng học tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ
- Lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm BT
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ và biểu thức
- Các tổ – cả lớp đọc thuộc lòng
Bài 1
Yêu cầu Hs vận dụng ghi nhớ và biểu thức để làm bài
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự tóm tắt vào nháp. Một HS lên bảng làm
- Gọi HS nêu cách giải(2 cách)
- GV chốt lại cách giải và hướng dẫn giải
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự tóm tắt vào nháp. Một HS lên bảng làm
- Bài toán cho ta biết gì và yêu cầu ta tìm gì?
- Để tìm phần nhiều hơn ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài
b) HS thực hành
- Y/c HS tự làm bài
- GV quan sát giúp đỡ
c) Chấm chữa bài
- Thu chấm một số bài
- Chữa những lỗi sai của HS trên bảng
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS nghe và nắm yêu cầu
- HS nêu lại(4 -5 em)
- Tổ – lớp học thuộc
- HS lắng nghe, năm yêu cầu
- HS đọc đề bài
- HS thực hiện yeu cầu
- HS nêu cách giải và lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS tự tóm tắt
- Ta thực hiện phép trừ
- HS tự giác làm bài
- HS lắng nghe, chú ý sửa sai
- Lắng nghe, ghi nhớ
Kỹ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâuđột đúng
- Yêu thích sản phẩm mình làm được
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đường khâu gấp mép vải
- Sản phẩm đường khâu gấp mép vải
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra:
- Nêu ghi nhớ của khâu đột mau và đột thưa
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài
2) Bài mới:
a) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu
- Nhận xét và hướng dẫn đặc điểm
b) Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- GV cho HS quan sát H1, 2, 3, 4
- Nêu các bước thực hiện
- Cho HS thực hành vạch đường dấu và gấp mép vải
- Nhận xét và sửa thao tác cho HS
- Hướng dẫn thao tác khâu lược
- Cho HS đọc nội dung mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4
- Hướng dẫn khâu viền mép bằng mũi khâu đột
- GV làm mẫu cho HS quan sát
- Tổ chức cho HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để tự thực hành
- GV quan sát và uốn nắn
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Vài HS nhắc lại
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh quan sát mẫu
- Vài HS nêu đặc điểm
- Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4
- Học sinh trả lời
- Hai học sinh lên bảng thực hiện
- HS quan sát
- HS theo dõi và làm theo
- HS tự thực hành
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
Luyện tập
Củng cố về nhân một số với một tổng và nhân một số với một hiệu
A. Mục tiêu
- Giúp các em nhớ cách tính và vận dụng cách nhân một số với một tổng và nhân một số với một hiệu
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nghi nhớ
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ôn lý thuyết
- Gọi HS nêu lại cách nhân một số với 1 tổng(hiệu)
- Gv treo bảng phụ. Gọi HS sinh đọc lại nhiều lần
- Gọi HS đọc và học thuộc biểu thức
II. Thực hành làm bài
- Gv giao bài tập cho HS làm(Từ giống biểu thức đến khác biểu thức)
- Gọi Hs lên bảng làm bài
- Gọi HS khác nhận xét. Nêu cách làm.
- Gv nhận xét nêu lại cách làm
- GV ra bài tập và cho HS làm đi làm lại nhiều lần
- Giao bài tập về nhà cho HS
III. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về tiếp tục làm bài
- HS nêu lại
- HS đọc
- HS làm bài
- HS làm bài, lắng nghe nhận xét
- Ghi nhớ cách làm
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tiếng Việt
Luyện: Tính từ
A. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính cách.
- Biết dùng tính từ để biểu thị mức độ đó
B. Đồ dùng dạy- học
- Vở bài tập TV4.
- Từ điển TV
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gọi nhận xét, bổ sung
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới
a) Hướng dẫn ôn lí thuyết
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ1: Tính từ là gì?
- Nhận xét và kết luận
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ 2: Tính từ đi kèm từ chỉ mức độ?
- Nhận xét và kết luận
b) Hướng đẫn luyện tập
- Yêu cầu học sinh mở vở bài tập
- Cho HS tự làm bài tập
- GV theo dõi và giúp đỡ HS
- Gọi HS lên chữa bài
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc bài
- Nghe giới thiệu, mở sách
- 2 em đọc
- 2em đọc, lớp đọc thầm
- Vài HS nhắc lại
- Làm lại bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập.
- Lần lượt đọc bài làm trước lớp.
HĐNGLL
Tập múa hát sân trường
File đính kèm:
- Tuan 12.doc