Giáo án lớp 4 môn Toán học - Hai đường thẳng song song

. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Nhận biết được hai đường thẳng song song với nhau, có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau.

 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng nhận dạng và vẽ đường thẳng song song.

 3. Thái độ : Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

- GV : SGK, thước thẳng, êke.

- Hs : SGK , VBT, thước thẳng và êke.

 

doc48 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học - Hai đường thẳng song song, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố điểm cần nhớ. Nắm vững mục đích trao đổi. Nội dung trao đổi gọn gàng, dự kiến trước những điều thắc mắc của người nghe để trả lời. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên phù hợp với đối tượng trao đổi. Nhận xét chung. Dặn dò: Thực hành. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Chuẩn bị: Ôn tập KT GKI. Rút kinh nghiệm: Tuần : Toán THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG. Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. Mục tiêu : Kiến thức : Giúp Hs dùng thước và ê ke vẽ được 1 hình vuông biết độ dài 1 cạnh cho trước. Kỹ năng : Rèn cho Hs kĩ năng sử dụng thành thạo thước và ê ke để vẽ vuông góc. Thái độ : Giáo dục tính, cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị : GV : Sách Toan 4, thước, êke lớn. HS : Sách Toán 4, BT Toán 4, thước, ê ke. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ : Sửa bài tập 3/ 57. Gọi 1 Hs lên vẽ hình chữ nhật ABCD. 1 Hs lên dùng thước để vẽ và kiểm tra độ dài đường chéo AC, BD. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a./ Giới thiệu bài :“ Thực hành vẽ hình vuông”. GV ghi tựa bài lên bảng. b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm. MT: Biết vẽ hình vuông có cạnh cho trước. PP: Trực quan, thực hành. GV nêu đề toán: Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm. GV hướng dẫn Hs có thể coi hnình vuông là 1 hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Aùp dụng cách vẽ hình chữ nhật ở bài trước để vẽ. GV quan sát, hướng dẫn. Hoạt động 2: Thực hành. MT: Rèn kĩ năng vẽ hình bằng thước và ê ke. PP: Thực hành, Bài 1: GV yêu cầu Hs áp dụng cách vẽ và rồi tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh 4 cm và 5 cm. GV nhận xét, hướng dẫn thêm. Bài 2: GV yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn Hs vẽ hình tròn có tâm tại O, bán kính 2 cm. Vẽ hình vuông trong hình tròn. Yêu cầu Hs tô màu hình vuông. Bài 3: a. GV hướng dẫn Hs nối A với B, B với C, từ đó tìm ra vị trí đỉnh thích hợp. b. GV hướng dẫn Hs sử dụng thước và ê ke vẽ tương tự câu a. Lưu ý học trò đoạn thẳng nối N với Q là đường chéo hình vuông vì N với Q là 2 điểm không liên tiếp. Hoạt động cá nhân, lớp. Hs đọc lại đề. Hs vẽ. Vẽ đoạn AB = 3 cm. Vẽ 2 đường thẳng vuông góc với AB tai A và tại B. Trên mỗi đường vuông góc lấy đoạn AD = 3 cm. BC = 3 cm. Nối D với C ta được hình vuông ABCD. D C 3cm 3cm A 3cm B Hoạt động cá nhân. Hs vẽ. Vẽ đoạn AB = 4 cm. Vẽ 2 đường vuông góc với AB tại A và tại B. Trên 2 đường thẳng đó lấy AD = 4 cm, BC = 4 cm. Nối D với C ta được hình vuông ABCD cói cạnh bằng 4 cm. Vẽ tương tự với hình vuông có cạnh bằng 5 cm. Hsđọc đề. Nhắc lại cách vẽ hình tròn. A, B, C, D với nhau ta được hình vuông ABCD ở trong hình tròn. Tô màu hình vuông ABCD. Hs sử dụng thước để nối các điểm A, B, C với nhau, sau đó dùng ê ke để vẽ đường thẳng vuông góc tại C và tại A . Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm D. Hs vẽ tương tự câu a. 4.Củng cố. GV đọc đề: vẽ hình vuông EGHL mà diện tích bằng 10 ô vuông và có đỉnh E cho trước. Chia lớp thành 4 nhóm các nhóm vẽ và cử đại diện lên trình bày. GV nhận xét, tuyên dương. Nhận xét tiết học IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Chuẩn bị: Luyện tập. Rút kinh nghiệm; ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần : Toán BÀI: THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước. II.CHUẨN BỊ: GV: SGK HS: Thước thẳng và ê ke. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định: Hát vui 2.Bài cũ: Thực hành vẽ hình chữ nhật. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3.Bài mới: a./ Giới thiệu bài : b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động1: Vẽ hình vuông có cạnh là 3 cm. MT: Hs biết vẽ được hình vuông. Cách tiến hành: Đàm thoại, thực hành, trực quan, giảng giải. GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm” Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng cũng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng AD vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3 cm. Bước 4: Nối A với B. Ta được hình vuông ABCD. Hoạt động 2: Thực hành *Mục tiêu: HS vẽ đúng các hình theo yêu cầu của bài tập Bài tập 1: Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông. - Tính chu vi hình vuông . Bài tập 2: Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông. Bài tập 3: - Dùng ê ke kiểm tra để thấy hai đường chéo vuông góc với nhau . - Dùng thước đo kiểm tra để thấy hai đường chéo bằng nhau . Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông. HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông. HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Củng cố Làm bài 2 trang 55 trong SGK IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Chuẩn bị bài: Luyện tập Rút kinh nghiệm---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần : Khoa học ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE. Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. Mục tiêu : Kiến thức: Giúp H củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng + Cách phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hóa. Kỹ năng : Hs có khả năng hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡnh qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y Tế. Thái dộ : Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị : GV : + Các phiếu câu hỏi ôn tập: Con người và sức khỏe + Các tranh ảnh, mô hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn. HS : Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân Hs trong tuần qua. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : Hát vui 2. Bài cũ: Phòng tránh tai nạn sông nước. Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước trong cuộc sống hằng ngày? Nhận xét- đánh giá 3.Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Hôn nay, chúng ta cùng ôn tập: con người và sức khỏe b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”. MT: Giúp Hs củng cố và hệ thống các kiến thức về: Cách tiến hành: Trò chơi, đàm thoại. GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với họat động tổ chức trò chơi. Cử từ 3 – 5 HSlàm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội. GV phổ biến cách chơi và luật chơi. GV ( hoặc giao cho HS) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. Lưu ý: Khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời. Hoạt động 2: Tự đánh giá. MT: HScó khả năng: Áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình. Cách tiến hành:Đàm thoại, giảng giải. GV yêu câu Hs nhớ lại những hiểu biết của các em về vấn đề “ Thế nào là bữa ăn cân đối”? GV yêu cầu Hs dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá. + Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? + Đã ăn phối hợp các chất đạm, béo động vật và thực vật chưa? + Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa? Ví dụ: Ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, ăn trứng, cá. Hoạt động nhóm, lớp. Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước. Hs nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước. Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông. Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội. Hoạt động cá nhân, lớp Hs nêu 4. Củng cố MT: Củng cố thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. PP: Thi đua. HSthi đua vẽ Hãy vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường? GV nhận xét Xem lại bài học. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Chuẩn bị: “Ôn tâp’”.( tt) Rút kinh nghiệm --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA cac mon L4 Tuan 9.doc