Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3b, 4.
- Có ý thức trong học tập, vận dụng tốt trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III. Hoạt động dạy – học:
42 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán: Hai đường thẳng vuông góc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh AB.
-GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
-Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD ?
-Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không ?
-GV hỏi thêm:
+Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ?
+Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ ?
+Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS nghe.
-Theo dõi thao tác của GV.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-Hai đường thẳng này song song với nhau.
-Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
-Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD.
-1 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp thực hiện vẽ hình vào VBT.
-Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng MN.
-Tiếp tục vẽ hình.
-Đường thẳng này song song với CD.
-1 HS đọc đề bài.
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện vẽ hình (1 HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào VBT):
+Vẽ đường thẳng CG đi qua điểm C và vuông góc với cạnh AB.
+Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với CG, đó chính là đường thẳng CY cần vẽ.
+Đặt tên giao điểm của AX và CY là D.
-Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC, AB và DC.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào VBT.
C
B E
A D
-Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD.
-Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.
-Là góc vuông.
+Là hình chữ nhật vì hình này có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông.
+AB song song với DC, BE song song với AD.
+BA vuông góc với AD, AD vuông góc với DC, DC vuông góc với EB, EB vuông góc với BA.
-HS cả lớp.
Kĩ thuật CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY Tiết 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
b)Thực hành tiếp tiết 1:
-Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây.
-Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giápgiữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
-GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
-GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
+Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
+Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật.
+Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
+Túi sử dụng được (đựng dũng cụ học tập như : phấn, tẩy).
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
-GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
Thứ sáu ngày tháng năm 2000
Toán THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:
-Giúp HS: Biết sử dung thước và ê ke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật.
b.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh :
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
+Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
-Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
-Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
-GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
-GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu:
+Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 cm) trên bảng.
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm.
+Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
c.Luyện tập, thực hành :
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
-GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
-GV nhận xét.
Bài 2
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
-HS nghe.
M N
Q P
+Các góc này đều là góc vuông.
-Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
-HS vẽ vào giấy nháp.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào VBT.
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
-Chu vi của hình chữ nhật là:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
-HS làm bài cá nhân.
-HS cả lớp.
Địa Tiết :8 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu :
-Như tiết 7 .
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
-Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2.KTBC :
-Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên .
-Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
-Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu , em hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ?
GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
3/.Khai thác nước :
*Hoạt động nhóm :
GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
- Quan sát lược đồ hình 4 , hãy :
+Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên .
+Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
-Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
-Người dân tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
-Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
-Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí tự nhiên VN.
4/.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
*Hoạt động từng cặp :
-GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
+Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm .
-Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm).
-GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
* Hoạt động cả lớp :
Cho HS đọc mục 2 ,quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau :
+Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+Gỗ được dùng để làm gì ?
+Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ .
+Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên .
+Thế nào là du canh ,du cư ?
+Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
-GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố :
GV cho HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng ,khai thác nước, khai thác rừng ) .
5.Tổng kết - Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Thành phố Đà Lạt”.
-Nhận xét tiết học.
-HS chuẩn bị tiết học .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS thảo luận nhóm .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
-HS lên chỉ tên 3 con sông .
-HS quan sát và đọc SGK để trả lời .
-HS đại diện cặp của mình trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS xác lập theo sự hướng dẫn của GV.
-HS đọc SGK và quan sát tranh,ảnh để trả lời .
+Rừng cho ta nhiều gỗ và lâm sản quý.
+Dùng để làm mộc .
+Cưa ,xẻ ..
+Khai thác rừng bừa bãi ,đốt phá rừng làm nương rẫy một cách không hợp lí không những làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn , hạn hán và lũ lụt tăng . Aûnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người.
+Du canh :là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt ,vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này đến nơi khác .
Du cư :hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định .
+Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày .
-HS cả lớp.
Hát nhạc .
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 9 CKTKN.doc