.Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
- Gd HS vận dụng tính toán nhanh trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học: GV và HS sgk.
III.Hoạt động dạy - học:
66 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng ; mùa hạ nóng ,có gió mát từ biển thổi vào. Vì vậy, người dân thường làm nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớ) làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
2/.Trang phục và lễ hội :
* Hoạt động nhóm:
-GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau:
+Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ .
+Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ?
+Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết .
+Kể tên một sốâ lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ .
-GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
-GV kể thêm về một lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội )
4.Củng cố :
-Nhà và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
-Mô tả trang phục truyền thống của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ .
-Kể tên một số hoạt động trong lễ hội .
-GV cho HS đọc bài trong SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
5.Tổng kết - Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB Bắc Bộ” .
-GV nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị.tiết học .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
-HS trả lời :
+ĐB Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.
+Chủ yếu là người Kinh.
-HS nhận xét .
-HS các nhóm thảo luận .
-Các nhóm đại diện trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc .
-HS cả lớp .
LỊCH SỬ : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
( 1075 – 1077)
I.Mục tiêu :
-HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
-Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
-Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II.Chuẩn bị :
-PHT của HS.
-Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:hát.
2.KTBC :
HS đọc bài chùa thời Lý.
-Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất ?
-Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa . Năm 1072 , vua Lý Thánh Tông từ trần , vua Lý nhân tông lên ngôi khi mới 7 tuổi , nhà Tống coi đó là cơ hội tốt , liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta.Trong hoàn cảnh đó ai sẽ là người lãnh đạo nhân d6n kháng chiến .Cuộc KC chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra thế nào ? các em sẽ được biết qua bài học hôm nay.
b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhómđôi :GV phát PHT cho HS.
-GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072 rồi rút về”.
-GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt:Sinh năm 1019, mất năm 1105 .Oâng là người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Oâng là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng , làm quan 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong KC chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta.
-GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
+Để xâm lược nước Tống.
+Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
-GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất: ý kiến thứ hai đúng vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
*Hoạt động cá nhân :
-GV treo lược đồ lên bảng va øtrình bày diễn biến.
-GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:
+Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
+Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
+Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
-GV nhận xét, kết luận
*Hoạt động nhóm :
-GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững.
-GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
-GV yêu cầu HS thảo luận.
-GV kết luận: nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
*Hoạt động cá nhân :
-Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.
-GV nhận xét, kết luận: cuộc KC chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có 1 lòng yêu nước nồng nàn , tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
4.Củng cố :
-Cho 3 HS đọc phần bài học.
-GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này.
-Lý Thường Kiệt đưa quân sang đất Tống để làm gì?
-Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
5.Tổng kết - Dặn dò:
*Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi đánh dấu trình độ quân sự cao của quân và dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã góp phần giữ trọn nền độc lập của dân tộc.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc
-HS thảo luận.
-Ý kiến thứ hai đúng.
-HS theo dõi
-Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt .
-Vào cuối năm 1076.
-10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.
-Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.
-HS kể.
-2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày.
-HS đọc.
-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét.
-HS đọc
-HS trả lời
-HS cả lớp.
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
Giúp học sinh
-Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học.
-Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số .
-Các tính chất của phép nhân đã học.
-Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II.Đồ dùng dạy học :
-Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động củ trò
1.Ổn định :
2.KTBC :
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS .
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài
-GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b ) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài
-GV sửa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình :
+ Nêu cách đổi 1 200 kg = 12 tạ ?
+ Nêu cách đổi 15 000kg = 15 tấn ?
+ Nêu cách đổi 1 000 dm2 = 10 m 2
-GV nhận xét và cho điểm HS .
Bài 2
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS .
Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thểå tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
-GV nhận xét và cho điểm HS.
a) 2 x 39 x 5 b ) 302 x 16 + 302 x 4 c) 769 x 85 – 769 x 75
= ( 2 x 5 ) x39 = 302 x ( 16 + 4 ) = 769 x ( 85 – 75 )
= 10 x39 = 302 x 20 = 769 x 10
= 390 = 6 040 = 7 690
Bài 4
-GV gọi HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
+Để biết sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít chúng ta phải biết gì ?
-Cho HS làm bài vào vở
Cách 1
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước vòi 1 chảy được là
25 x75 = 1 875 ( lít )
Số lít nước vòi 2 chảy được là
15 x75 = 1 125 ( lít )
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là
1875 + 1125 = 3000 ( lít )
Đáp số : 3000 lít
-GV chữa bài và hỏi trong 2 cách làm trên cách nào thuận tiện hơn ?
Bài 5
-Các em hãy nêu cách tính diện tích hình vuông ?
-Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào ?
* Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là :
S = a x a
-Yêu cầøu HS tự làm phần b.
-Nhận xét bài làm của một số HS
4.Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn.
- 3 HS lên bảng làm 1 phần, mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ Vì 100 kg = 1 tạ
Mà 1200 : 100 = 12
Nên 1200 kg = 12 tạ
+ Vì 1 000kg = 1 tấn
Mà 15000 : 1000 = 15
Nên 15000 kg = 15 tấn
+Vì 100 dm2 = 1 m2
Mà 1000 : 100 = 10
Nên 1000 dm2 = 10 m2
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần (phần a , b phải đặt tính ), cả lớp làm bài vào vở.
-1 HS nêu.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở .
- HS đọc đề toán.
+Phải biết sau 1 giờ 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước , sau đó tính tổng số lít nước của mỗi vòi .
+Phải biết 1 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít nước , sau đó nhân lên với tổng số phút
-1 HS lên bảng làm bài , mỗi HS làm 1 cách , cả lớp làm bài vào vở
Cách 2 :
Bài giải
Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút
25 + 15 = 40 ( lít)
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là
43 x75 = 3000 ( lít )
Đáp số : 3000 llít
-Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân.
-Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh.
-Là a x a
-HS ghi nhớ công thức.
-HS làm bài vào vở.
Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 (m2 )
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS.
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 13 CKTKN(1).doc