Giáo án lớp 4 môn Toán - Giây, thế kỉ

Giúp HS:

làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.

Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.

- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Ổn định: Chuyển tiết

 

doc8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Giây, thế kỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ số La Mã. - HS viết : XIX, XX, XXI - 3 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào SGK. - Theo dõi và chữa bài. - Vì 1 phút = 60giây nên phút = 60 giây : 3 = 20 giây. - Vì 1 phút = 60giây nên 1phút 8giây = 68giây. - 1 thế kỉ = 100năm nên thế kỉ = 100 năm : 2 = 50năm. - HS làm bài. a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX. b) Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX. c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. năm đó thuộc thế kỉ thứ III. + Năm đó thuộc thế kỉ thứ XI. + Năm 2005. + 2005 – 1010 = 955(năm). - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS chưa hoàn thành hết bài về nhà tiếp tục hoàn thành nột bài còn dở và chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: -Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu. - Giáo dục HS tính trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy – học: 6 Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Một tờ phiếukhổ tokẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2- tanh 1- làm mẫu. Thêm bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh (2,3,4,5,6). III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Ổn định trật tự. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS(Hoàng) lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là cột truyện? Cốt truyện thường có những phần nào? Gọi 1 em (Công Minh) lên bảng kể lại truyện Cây khế. Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung. Nhận xét chấm điểm. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn kể chuyện để hoàn chỉnh một câu chuyện. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1. - Phân tích đề: Gạch chân dưới những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên. + Hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì? - Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu. - GV yêu cầu HS chọn chủ đề. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng. 1. Người mẹ ốm như yhế nào? 2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? - Gọi HS đọc gợi ý 2. - Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng. Câu 1,2 tương tự gợi ý 1. 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? 4. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con? 5. Cậu bé đã làm gì? - Kể chuyện trong nhóm. + Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý. - Kể trước lớp. - Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 em kể theo tình huống 1 và 1 em kể theo tình huống 2. - Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Nhận xét, cho điểm HS. - 2 HS đọc đề bài. - Gạch chân yêu cầu chính. - Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. - Lắng nghe. - Hs tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. - 2 HS đọc thành tiếng. - Trả lời tiếp nối theo ý mình. - Người mẹ ốm rất nặng/ốm bệt giường/ốm khó mà qua khỏi - Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm./ Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháo./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống/ - Người con phải vào tận rừng sâu để kiếm một loại thuốc quý/ Người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Người con phải trèo đèo, lộị suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ./ - Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng gười con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào,chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên! Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối đôi mắt để lấy thuốc cứu mẹ/, - Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu/ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiêncảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối mở cửa cho cậu/, - 2 HS đọc thành tiếng. - Trả lời. - Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu. - Bà tiên biến thành một cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng,. - Cậu thấy phía trước một bà cụ già, khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng bị ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý/, + Kể chuyện trong nhóm. 1 HS kể các em khác lắng nghe, bổ sung góp ý cho bạn. - 8 – 10 HS thi kể. - Nhận xét. - Tìm ra bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn, mới lạ. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. . KĨ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. - Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm. + Len hoặc sợi khác màu vải. + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn, vạch. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định: Chuyển tiết. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.. - GV giới thiệu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái. + Em thấy mũi khâu đột thưa có đặc điểm gì ở mặt phải và mặt trái đường khâu? + Hãy so sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường. - Nhận xét các câu trả lời của HS. GV giải thích thêm: nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 3 phần bằng nhau thì mũi khâu sau lấn lên một phần của mũi khâu trước. Sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần. - Như thế nào gọi là khâu đột thưa? - Khâu đột thưa em phải khâu từ đâu đến đâu và thực hiện theo quy tắc nào? - Rút ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - GV treo tranh quy trình khâu đột thưa. - Hướng dẫn Hs quan sát các hình 2,3,4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. + Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa. - Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3a,3b,3c,3d(SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu đột thưa. - GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len. - Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột thưa tiếp theo. - Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc? - Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu. - Nhận xét cách làm của HS. GV lưu ý HS: + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”. + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 4. Nhận xét: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS. 5.Dặn dò: - Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột thưa. - Quan sát, nhận xét. + Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường. - Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. + Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ như khâu thường. - Khâu đột thưa là khâu từng mũi một. Ơû mặt trái mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước. - Khâu đột thưa khâu từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 tiến 3 trên đường dấu. -Học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Quan sát các hình vẽ SGK trả lời lần lượt các câu hỏi. - Vạch dấu như vạch 5 dấu đường khâu thường. - Nêu cách khâu đột thưa. - Theo dõi GV làm mẫu. - 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét. - lại mũi đường khâu và nút chỉ. - 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét. - Lắng nghe và ghi nhớ. -Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docThu 6 (4).doc