. Mục tiêu : Giúp HS:
- Giúp học sinh bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Chuẩn bị : - GV : Các biểu đồ giống SGK ( phóng to ).
- HS : Xem trước bài
8 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Biểu đồ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi lớp Một có 32 học sinh thì số học sinh lớp Một năm 2002 – 2003 ít hơn năm học 2004 -2005 là 23 (HS).
- Yêu cầu Hs sửa bài, nếu sai.
Thu bài chấm – sửa bài.
4. Củng cố : - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Xem lại bài, làm bài luyện thêm ở nhà. Chuẩn bị bài :”Biểu đồ ( tt)”.
Hát
-Theo dõi, lắng nghe.
- Quan sát biểu đồ, trao đổi trong nhóm và trình bày các nội dung.
- Theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung các ý.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 Hs nêu yêu cầu đề.
- Lần lượt nhóm 2 em thực hiện trước lớp.Các Hs khác nhận xét đúng/ sai.
3em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
HS đổi vở chấm đúng sai.
- 1 Hs nêu yêu cầu đề.
3em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
HS đổi vở chấm đúng sai.
Nộp bài- sửa bài nếu sai.
1 em nhắc lại.
Nghe và ghi bài luyện thêm
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục đích yêu cầu:
-HS hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện : lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
- Các em trình bày sạch, đẹp bài viết.
II. Chuẩn bị : - GV : Giếy khổ to, bút dạ.
- HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Kiểm tra 2HS.
H: Cốt truyện là gì?
H: Cốt truyện thường gồm những phần nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Nhận xét bài tập.
Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc nội dung yêu cầu BT1, 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện: Những hạt thóc giống.
- Yêu cầu HS từng cặp trao đổiï làm bài trên phiếu
- Phát phiếu cho HS làm bài.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện: Những hạt thóc giống.
+ Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chin thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+ Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.
b) Mỗi sự vệc được kể trong đoạn văn nào.
- Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ( 3 dòng đầu).
- Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ( 2 dòng tiếp).
- Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 ( 8 dòng tiếp).
- Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 ( 4 dòng cuối).
Bài 2:
- Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn.
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô.
+ Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
GV nói thêm: Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng xuống dòng nhưng không phải là hết một đoạn văn.
HĐ2 : Rút ghi nhớ.
- Gọi 1-2 HS đọc nội dung BT3.
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi để rút ghi nhớ.
- Gọi HS phát biểu ý kiến -> Cả lớp và GV nhận xét.
H: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
H: Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- GV lắng nghe HS trình bày, tổng hợp các ý kiến và rút ra ghi nhớ.
* Ghi nhớ:
1. Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn.
2. Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- GV cho HS lấy thêm VD để khắc sâu phần ghi nhớ.
- Nhận xét, khen những HS lấy đúng VD và hiểu bài.
HĐ3 : Luyện tâp.
- Gọi HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của BT.
H: Câu chuyện kể lại truyện gì?
H: Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu và thiếu phần nào?
H: Đoạn 1 và 2 kể sự việc gì?
H: Theo em phần thân đoạn 3 kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình. nhận xét, bổ sung.
- GV khen ngợi và chấm điểm đoạn viết tốt.
VD: Cô bé nhặt tay nải lên và mở ra thì thấy toàn là tiền. Ngửng lên cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ dáng đi chậm chạp. Cô bé đoán chắc đây là tay nải của bà cụ. Thật tội nghiệp, bà cụ mất tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Nghĩ vậy cô chạy thật nhanh đuổi theo bà, vừa chạy vừa gọi:
- Bà ơi, bà dừng lại đã. Bà quên tay nải này.
Bà cụ dừng lại. Cô bé tới nơi, hổn hển nói:” Bà ơi, có phải bà quên tay nải này ở đằng kia không ạ?
4.Củng cố : - Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:: - Về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ.
Viết đoạn văn thứ 3 với cả 3 phần: mở đầu, thân đoạn và kết thúc.
Hát
- 1 em nhắc lại đề.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm theo.
- Mở SGK đọc thầm truyện.
- Trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm.
- Dán phiếu,ï nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, theo dõi.
- 1 HS đọc . Lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời .
- HS phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến.
mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- 3-5 em đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn :“ Tô Hiến Thành.Lí Cao Tông” trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn :“ chị Nhà Trò đã bé nhỏ vẫn khóc” trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của chị Nhà Trò,.
- 2 em đọc nối tiếp nhau nội dung BT, lớp đọc thầm.
câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
đoạn 1,2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 viết còn thiếu phần thân đoạn.
+ Đ1: kể về cuộc sống nghèo khó của 2 mẹ con phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.
+ Đ2: Mẹ bị ốm nặng, cô bé đã đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh cho mẹ.
kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở nháp.
- HS cá nhân đọc bài làm của mình. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 em đọc, lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT MAU(Tiết 1)
I. Mục Tiêu:
- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột mau.
- Mẫu đường khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.
+ Len hoặc sợi khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn, vạch.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu bằng mũi khâu đột thưa - Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu..
- GV giới thiệu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái.
+ Em thấy mũi khâu đột mau có đặc điểm gì ở mặt phải và mặt trái đường khâu?
+ Hãy so sánh mũi khâu đột mau với mũi khâu đột thưa đã học và đường khâu bằng máy may.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
* Ở mặt phải các mũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối liên tiếp nhau giống như các mũi bằng máy khâu.ở mặt trái miũi khâu sau lấn lên nửa mũi khâu trước .
GV giải thích thêm: Mũi khâu đột mau cho ta đường khâu chắc, bền. Thực hiện khâu từ phải sanh trái theo qui tắc lùi 1 mũi, tiến 2 mũi.
H. Như thế nào gọi là khâu đột mau?
- Rút ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu đột mau
- Hướng dẫn Hs quan sát các hình trong SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
+ Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau
- Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3a,3b,3c,3d(SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu đột mau.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột mau tiếp theo.
H. Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc?
- Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Nhận xét cách làm của HS.
GV lưu ý HS:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 2”.
+ khâu đúng theo đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột mau..
- Quan sát, nhận xét.
- Thực hiện trả lời các câu hỏi của Gv
- Quan sát các hình vẽ SGK vàtrả
lời lần lượt các câu hỏi.
- Nêu cách khâu đột mau.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- Thu 6 (5).doc