Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 5: Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiếp theo)

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, giám nói lên sự thật.

- Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, dũng cảm của cậu bé chôm.

II.Chuẩn bị:

 

doc17 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 5: Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thật lòng với nhau. Bài 3 :Gọi Hs đọc yêu cầu -HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng -Gọi Hs trình bày, các Hs khác bổ sung -Mở rộng cho Hs tỉm các từ trong từ điển có nghĩa a , b, c Tự trọng : coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. Tự tin : tin vào bản thân Tự quyết : quyết định lấy công việc của mình Tự kiêu, tự cao : đánh giá mình quá cao và coi thường người khác -Yêu cầu Hs HS đặt câu với 4 từ tìm được -Tự trọng là đức tính quý Trong học tập chúng ta nên tự tin vào bản thân mình -Trong giờ kiểm tra em tự quyết làm bài theo ý mình - Tự kiêu / tự cao là đức tính xấu Hoạt động 2 trò chơi -Lớp chia thành 4 nhóm - HS đọc yêu cầu Bài 4 - 4 nhóm thảo luận thống nhất lên ghi nhanh trên bảng. - GV theo dõi, Hs nhận xét, các dãy bổ sung -GV Kết luận : + Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d : nói về tính trung thực + Các thành ngữ, tục ngữ b , e nói về lòng tự trọng -GV có thể hỏi nghĩa các câu trên 4 Củng cố: H- Em thích nhất câu thành ngữ , tục ngữ nào ? vì sao ? -Liên hệ giáo dục. 5.Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài, các câu thành ngữ , tục ngữ vừa học -2 học sinh lên bảng(mỗi em làm 1 bài) -Lắng nghe -Cá nhân nhắc đề bài. - 3 cá nhân lên dán. - Cá nhân nêu kết quả, nhận xét, bổ sung -Theo dõi sửa sai, bổ sung -Đọc nối tiếp ý đúng 2 em đọc yêu cầu -Thực hiện nhóm. -Học sinh suy nghĩ và nói câu của mình. Theo dõi nhận xét, bổ sung HS đọc lại các câu đúng -Học sinh đọc lại yêu cầu của bài -Thảo luận nhóm. -2 em đọc Trình bày theo nhóm . -Đọc lại bài. -HS suy nghĩ trả lời theo ý của mình -HS đọc lại -Liên hệ lại bản thân mình trong học tập -Đại diện ghi lên bảng. Nhận xét – bổ sung Các nhóm đọc lại ý đúng Trả lời theo ý cá nhân -Ghi bài ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, giúp học sinh có khả năng: - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. II. Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ. -HS: Sách giáo khoa. . III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: hát 2. Bài cũ: Gọi 3 em trả lời câu hỏi: H: Hãy nêu một số khó khăn mà em gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó? H: Để khắc phục những khó khăn trong học tập và đạt kết quả tốt em phải làm gì? H: Nêu ghi nhớ của bài? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động 1: Giải quyết tình huống - GV tổ chức cho HS Thảo luận theo nhóm hai các tình huống sau: Tình huống: H: Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn Bố Tâm nghiện rượu,mẹ phải đi làm xa.Hôm đó bố bắt Tâm phải nghỉ học và không cho em được nói bất kì điều gì.Theo em bố Tâm làm đúng hay sai? Vì sao? H: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? - Tổng hợp các ý kiến của HS , và kết luận: Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp. H: Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì? Kết luận: Các em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn thảo luận các tình huống sau: 1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoăïc không phù hợp với sức khỏe của em.Em sẽ làm gì? 2. Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ nói gì? 3. Em muốn chủ nhật này đựơc bố mẹ cho đi chơi. Em làm cách nào để được đi chơi? 4. Em muốn tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường. Em sẽ làm gì? - GV Giải thích những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến bản thân em. H: Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì? H: Theo em ngoài việc học tập còn có những việc gì liên quan đến trẻ em? Kết luận: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập các em có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ . - Yêu cầu HS làm việc cá nhân các nội dung sau: 1- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2- Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 3- Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. 4- Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện. - GV yêu cầu học sinh trình bày kiến, gọi bạn khác nhận xét bổ sung. - GV tổng kết khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác. Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trong ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong (SGK) trang 9. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. - Liên hệ. 5.Dặn dò: về nhà học bài. -3 học sinh lên bảng trả lời. - Cá nhân nhắc lại đề bài. - Lắng nghe tình huống và thảo luận theo nhóm hai em. Kếùt quả thảo luận đúng như sau: -Như thế là sai, vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến. Hơn nữa việc đi học là quyền của Tâm. - Học sinh suy nghĩ và tìm ra câu trả lời. - Lắng nghe. + Các em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến. - Nhắc lại 2 em. - HS thực hiện đọc tình huống và trao đổi theo nhóm bàn. - Đại diện các nhóm nêu ý kiến vừa thảo luận, nhóm khác bổ sung. 1. Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giáo cho việc khác phù hợp hơn với sức khỏe và sở thích. 2. Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm. 3. Em hỏi bố mẹ xem bố mẹ có thời gian rảnh rỗi không. Nếu được thì em muốn bố mẹ cho đi chơi. 4. Em đề xuất nguyện vọng và khả năng của mình với cô giáo chủ nhiệm. - Theo dõi, lắng nghe. - Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻõ các mong muốn. - Ở khu phố, chỗ ở, tham gia các câu lạc bộ, vui chơi, đọc sách báo - Lắng nghe. - cá nhân thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu. - Lắng nghe, 1-2 em nhắc lại. - Vài em nêu ghi nhớ. - Lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi nhận. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thực. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: 2. Rèn kĩ năng nghe: - HS chăm chú nghe lời bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Chuẩn bị : - GV : Một số truyện viết về tính trung thực; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc 4. - HS : Xem trước truyện. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định : hát 2. Bài cũ: gọi học sinh đọc lại câu chuyện - Gọi HS kể lại câu chuyện “Một nhà thơ chân chính”. - 1 em khác nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề. HĐ1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Gọi 1 em đọc đề bài. - GV viết đề, gạch dưới những từ quan trọng trong đề. Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực. - Gọi HS nối tiếp đọc các gợi ý SGK. - GV viết lên bảng dàn ý bài kể chuyện. H: Hãy nêu một số câu chuyện có nội dung như đề bài. HĐ2 : HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. a) Kể chuyện theo nhóm: - Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm bàn và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - GV theo dõi các nhóm kể chuyện. Giáo viên lưu ý:Những câu chuyện dài chỉ cần kể 1-2 đoạn rồi dành thời gian cho bạn khác kể. b) Tìm hiểu hình thức kể chuyện: -GV nêu các tiêu chí thi cho cả lớp đánh giá, nhận xét. + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không ? (HS tìm được truyện ngoìa SGK được cộng thêm điểm ham đọc sách) + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu chuyện của người kể. c.Hs thi kể lại câu chuyện. - Yêu cầu từng tổ cử đại diện thi kể chuyện (Mỗi em kể đều phải nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo hay các bạn) - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp. 4. Củng cố: -Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện. - Gv nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về kể lại nhiều lần. Chuẩn bị bài tiếp theo. -Gọi 2 học sinh lên bảng - Cá nhân nhắc lại đề. - 1 em đọc. - Chú ý theo dõi. - Học sinh lần lượt đọc, lớp theo dõi. 2-3 em nêu. - HS theo dõi. - Từng nhóm thực hiện kể chuyện theo nhóm. -lắng nghe. - HS xung phong thi kể chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. -1 học sinh kể. - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài.

File đính kèm:

  • docThu 3 (5).doc