/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tiếng từ khó, các tiếng có âm đầu l – n, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên.
2. Hiểu:
- Các từ ngữ khó trong bài: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ
- Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 30 - Tiết 2: Tập đọc: Dòng sông mặc áo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục quận hai bà trưng
Trường tiểu học trung hiền kế hoạch dạy học
Môn: Tập đọc Tiết số 2 Tuần 30 Ngày dạy: 12 /4/2007
Lớp 4 Tên bài dạy: Dòng sông mặc áo
Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng
I/ Mục đích yêu cầu:
Đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng các tiếng từ khó, các tiếng có âm đầu l – n, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ.
Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên.
Hiểu:
Các từ ngữ khó trong bài: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ
ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (phóng to), máy chiếu, thẻ từ, phim trong in đoạn thơ cần luyện đọc.
Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
3’
A/ KTBC: Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”
Gọi HS đọc đoạn 1, 2 của bài
Hỏi:Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Gọi HS đọc đoạn 5,6
Hỏi: Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt những kết quả gì?
GV nhận xét, cho điểm.
1 HS đọc và trả lời câu hỏi: Cuộc thám hiểm của Ma – gien – lăng có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
1HS đọc và trả lời: Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- HS khác nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn
1’
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Dòng sông quê hương từ lâu đã là đề tài muôn thuở của thơ ca. Chúng ta đã biết đến những bài thơ, bài hát rất hay nói về dòng sông hiền hòa, gắn bó với cuộc sống, tuổi thơ của con người. Viết về dòng sông quê mẹ, Vũ Duy Thông có bài “Bè xuôi sông La” mang nặng 1 tình quê vơi đầy. Nhưng dòng sông dưới con mắt của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đẹp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: “ Dòng sông mặc áo” để biết nhé.
GV ghi bảng tên bài.
- GV treo tranh (phóng to tranh SGK)
Hỏi :Tranh vẽ cảnh gì?
HS ghi vở.
HS mở SGK
HS quan sát tranh và 2-3 HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh dòng sông xanh rất đẹp
Tranh minh họa SGK
22’
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
2.1: Luyện đọc:
Cô mời 1 bạn đọc toàn bài thơ, cả lớp đọc thầm SGK.
Bài thơ này cô sẽ chia thành 2 đoạn để luyện đọc:
Đoạn 1: 8 dòng thơ đầu
Đoạn 2: 6 dòng thơ còn lại
Lượt 1: Luyện đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm:
.
1 HS đọc toàn bài thơ.
2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
Lượt 2: Luyện đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
+Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Hỏi: SGK giải nghĩa từ “hây hây” như thế nào?
- Con hiểu từ “ráng” có nghĩa là gì?
Treo tranh để giải nghĩa từ “ráng vàng”
+ Gọi HS đọc đoạn 2.
GV nhận xét
* Lượt 3: Luyện đọc kết hợp ngắt nhịp.
Hỏi: + Bài thơ này thuộc thể thơ gì?
GV: Đây là một bài thơ lục bát vì vậy khi đọc các con cần chú ý về cách gieo vần, ngắt nhịp cho đúng.
2HS đọc nối tiếp lần 2
đỏ phơn phớt
HS trả lời dựa vào SGK
Thơ lục bát.
Tranh hoàng hôn
Máy hắt
Gọi HS đọc đoạn 1 và nêu cách ngắt nhịp ở đoạn thơ này.
+ Mời 1 HS đọc đoạn 2 và nêu cách ngắt nhịp đoạn 2.
* GV đọc mẫu toàn bài.
2.2: Tìm hiểu bài:.
Các con đọc thầm toàn bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.
Câu hỏi 1: + Vì sao tác giả lại nói là dòng sông “điệu” ?
GV: Đúng vậy, dòng sông “điệu” vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người luôn thay áo để làm duyên, làm dáng.
Màu sắc dòng sông luôn thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong 1 ngày đêm.
- 1 HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: Dòng 6 tiếng ngắt nhịp 2/4, dòng 8 tiếng ngắt nhịp 4/4.
Riêng câu thơ thứ hai ngắt nhịp 2/6
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp lắng nghe và nhận xét cách ngắt nhịp của bạn: Câu 12: 6/2;
1HS đọc lại đoạn 2
- HS lắng nghe.
HS trả lời
+Vì dòng sông tỏ ra duyên dáng, kiểu cách.
+Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người luôn thay đổi màu áo.
Thẻ từ
Vậy màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào? Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi 2 của bài.
- Câu hỏi 2:
Trong bài có hình ảnh:
“Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa”
Vậy điều gì đã làm cho tác giả “ngẩn ngơ” như thế?
Cách nói: “ dòng sông mặc áo” là một cách nói rất hay, duyên dáng, nên thơ. Vậy hay ở chỗ nào, các con cùng thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi 3 của bài. Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi 3.
- Hỏi: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
- 1HS đọc.
HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 2:
* Nắng lên: áo lụa đào
* Trưa: áo xanh như là mới may
* Chiều tối: màu áo hây hây ráng vàng
* Tối: áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên.
* Đêm khuya: sông mặc áo đen
* Sáng ra: lại mặc áo hoa
HS trả lời:
Sự sững sờ, sửng sốt khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông quê hương
1HS đọc
Thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong 1 ngày đêm.
+ Dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, gần gũi với con người.
Thẻ từ
Thẻ từ
Thẻ từ
* Chốt: Cách nói “dòng sông mặc áo” là cách nói rất hay. Hay vì đây là hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây. Dòng sông được tác giả nhân hóa trở nên điệu đà, thích làm duyên, làm dáng như thiếu nữ .
Còn nữa, cách quan sát, miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác và tinh tế đã tạo nên chất thơ.
+ Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp. Con thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
+ Bài thơ này cho con biết điều gì?
.
Chốt: Qua bài thơ, ta thấy dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả, dòng sông quê hương hiện lên thật đẹp, lộng lẫy sắc màu. Điều đó chứng tỏ tác giả rất yêu dòng sông.Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước
HS tiếp nối nhau phát biểu (2-3 HS)
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông, nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.
12’
3. Luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Vậy theo con, khi đọc bài thơ này, ta cần đọc bài thơ này với giọng đọc như thế nào?
Bài thơ đọc với giọng vui, dịu dàng, thiết tha, ngạc nhiên để thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương
* Đoạn 1:
GV gạch chân từ nhấn giọng
* Đoạn 2:
- Hỏi : Vì sao con nhấn giọng những từ đó?
1 HS đọc toàn bài và trả lời
1 HS đọc đoạn 1 và nêu từ nhấn giọng
1 HS đọc lại đoạn 1.
1 HS đọc đoạn 2 và nêu từ nhấn giọng
HS nhận xét, bổ sung.
3 HS đọc đoạn 2
Máy hắt
* Luyện đọc diễn cảm theo cặp : chọn đoạn 1 hoặc đoạn 2 đọc diễn cảm sau đó nhẩm đọc thuộc lòng đoạn mà mình thích.
* Thi đọc trước lớp:
Gv nhận xét, cho điểm
2HS cùng bàn luyện đọc diễn cảm
2 HS thi đọc diễn cảm.
2 - 3 HS thi đọc thuộc lòng đoạn.
Bình chọn bạn đọc hay nhất, thuộc nhất.
2’
C. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “Dòng sông mặc áo”?
* GV chốt lại nội dung của bài:
Qua bài thơ, ta thấy thêm yêu dòng sông quê hương của mình hơn và cần phải bảo vệ, giữ gìn dòng sông để cho màu nước luôn trong xanh, không ô nhiễm.
* Chuẩn bị bài sau: Ăng – co Vát
1 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
HS trả lời
* Rút kinh nghiệm, bổ sung :
File đính kèm:
- GA tap doc lop 4.doc