Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 23 - Tập đọc: Tiết 45: Hoa học trò

Mục đích yêu cầu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Trân trọng những kỉ niệm đẹp của thời học sinh.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)

 

doc42 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 23 - Tập đọc: Tiết 45: Hoa học trò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Ánh sáng 1)Khi nào ta nhìn thấy vật? 2)Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết? -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát hình 1 / 92 SGK và hỏi : + Mặt trời chiếu sáng từ phía nào ? + Bóng của người xuất hiện ở đâu ? +Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng ? - Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào ? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học hôm nay. ØHoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. - GV mô tả thí nghiệm : Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. - GV yêu cầu HS dự đoán xem: + Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? + Bóng tối có hình dạng như thế nào ? - GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm. - GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm. - GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn). - Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán. - Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm. - Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự. - Gọi HS trình bày. - GV hỏi : + Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không ? + Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ? + Bóng tối xuất hiện ở đâu ? + Khi nào bóng tối xuất hiện ? - GV nêu kết luận : Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối. ØHoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. - GV hỏi : + Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ? + Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ? - GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông. - GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm. - Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - GV hỏi : + Bóng của vật thay đổi khi nào ? + Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? - GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. - GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 4.Củng cố dặn dò: - Chuẩn bị bài tiết sau: dãy 1 mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 cây đặt trong góc tối của gầm giường. Dãy 2 gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp. - Chuẩn bị bài sau: Ánh sáng cần cho sự sống - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 hs trả lời 1) Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. 2) Vật tự phát sáng: mặt trời, bóng đèn; vật được chiếu sáng: bàn ghế, quần áo, sách vở,. - Lớp bổ sung. - HS quan sát và trả lời : + Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời. + Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống. + Măt trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng. - HS nghe. - HS lắng nghe. - HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là : + Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách. + Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách. - HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng. - HS trình bày kết quả thí nghiệm. - Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm. - HS làm thí nghiệm. - HS trình bày kết quả thí nghiệm: + Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp. + Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp. +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. - HS trả lời : + Ánh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được. + Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng. + Ở phía sau vật cản sáng. + Khi vật cản sáng được chiếu sáng. -HS nghe. - HS trả lời; + Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi. + HS giải thích theo sự hiểu biết của mình. - HS nghe. - HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi. - Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái. - HS trả lời : + Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. + Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng. - HS nghe. - 3 HS đọc. - HS chú ý nghe. Kĩ thuật Tiết 23: TRỒNG CÂY RAU, HOA ( Tiết 2) I.Mục đích yêu câu: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. II.Đồ dùng dạy học: - Cây con rau, hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đất. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Trồng cây rau, hoa 1)Tại sao phải chọn cây khỏe, không bị sâu, bệnh hại, đứt rễ, gầy yếu để đem trồng? 2)Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng? - GV nhận xét,đánh giá,ghi điểm. 3.Bài mới: Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con - Gọi hs nhắc lại các bước thực hiện qui trình kĩ thuật trồng cây con. - HD lại những điểm cần lưu ý: Khi đặt cây vào bầu đất, các em nhớ ấn chặt đất quanh gốc cây. Khi trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên không làm vỡ bầu, xong rồi nhớ tưới lên một ít nước. Các em nhớ tránh đổ nước nhiều, mạnh khi tưới làm cây bị nghiêng ngả. - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của hs - Y/c hs ra sân thực hành trồng cây rau, hoa trong bầu đất. - Khi thực hành xong, các em nhớ rửa tay sạch sẽ và ghi tên của mình đính trên bầu đất. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Y/c các nhóm để sản phẩm theo nhóm - Y/c hs nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí: . Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu trồng cây con. . Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên . Hoàn thành đúng thời gian qui định - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs 4.Củng cố dặn dò: - Tại sao phải ấn chặt đất và tuới nhẹ nước quanh gốc cây? - Áp dụng kiến thức đã biết về trồng cây rau, hoa vào cuộc sống - Đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học: Trồng rau, hoa trong chậu - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 hs lên bảng trả lời 1)Vì nếu trồng cây con đứt rễ cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn. 2) Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo. . Xác định vị trí trồng . Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định . Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây. . Tưới nhẹ nước quanh gốc cây. - Lắng nghe, ghi nhớ - Ra sân thực hành - Trình bày sản phẩm - Nhận xét - Giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo SINH HOẠT TUẦN 23 I.Mục đích yêu cầu : - Hs tự đánh giá ưu khuyết điểm qua tuần học. Đề ra phương hướng rèn luyện cho tuần sau. - Xếp loại thi đua các cá nhân và các tổ. - Giáo dục HS có ý thức thi đua trong học tập. II.Đồ dùng dạy học : - GV + HS: sổ theo dõi. III.Hoạt động dạy học: 1. Tổ trưởng nhận xét. - Lần lượt từng tổ trưởng nhận xét về các mặt nề nếp, học tập, lao động của các thành viên trong tổ. - Công bố điểm thi đua của các cá nhân. 2. Lớp trưởng nhận xét. - Lớp trưởng công bố điểm thi đua của các tổ. - Phổ biến những hoạt động trong tuần tới. 3. Giáo viên nhận xét chung. * Nề nếp: ............................................................................................................................................................................................................................................................ * Học tập: ........... * Lao động vệ sinh: ............ *Các hoạt động khác: ........... * Tuyên dương: ........... * Phê bình: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Kế hoạch tuần tới: *)Nề nếp: Thực hiện giờ giấc ra vào lớp nghiêm túc, tham gia các hoạt động đầu giờ, giữa giờ có hiệu quả. *)Học tập: - Ôn rèn HS yếu , HS giỏi và học sinh viết chữ đẹp tăng cường ôn luyện thêm ở trên lớp cũng như ở nhà. - Tập trung vào học toán , TV và các môn khoa ,sử ,địa. Nâng cao ý thức rèn chữ đúng chính âm , chính tả. - Học và làm bài, chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp. - Trong lớp trật tự nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. *)Lao động + vệ sinh: - Vệ sinh sân trường , lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện lao động theo kế hoạch nhà trường 5. Đọc báo Đội, truyện thiếu nhi, hoặc vui văn nghệ. _____________________________________ Nhận xét của tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • doctuan 23 cktkn.doc
Giáo án liên quan