Giáo án lớp 4 môn tiếng Việt - Tuần 2 - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo)

Đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các tiếng , từ khó : sừng sững , nặc nô,lủng củng, béo míp , quang hẳn.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .

+ Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

2. Đọc - Hiểu:

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng ,

 

doc18 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn tiếng Việt - Tuần 2 - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần Ghi nhớ viết lại câu truyện chim Sẻ và chim Chích và chuẩn bị bài sau:Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - 2 HS kể : * Trong bài làm văn cậu bé nộp giấytrắng cho cô giáo vì ba cậu đã mất , cậu không thể bịa ra cảnh ba ngồi đọc báo để tả * Khi trả bài cậu bé lặng thinh , mãi sau mới trả lời cô giáo vì cậu xúc động . cậu bé rất yêu cha , cậu tủi thân vì không có cha , cậu mà không thể trả lời ngay là ba cậu đã mất * Lúc ra về , cậu bé khóc khi bạn cậu hỏi sao không tả ba của đứa khác .Cậu không thể mượn ba của bạn làm ba của mìnhvì cậu rất yêu ba cho dù cậu chưa biết mặt - HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có kết luận chính xác. - Hành động nào xảy ra trước thì kể trước , xảy ra sau thì kể sau. - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý kể lại các hành động của nhân vật. - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ - 2 HS kể vắn tắt truyện các em đã từng đọc hay nghe kể - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập - .. điền đúng tên nhân vật : Chích hoặc Sẻ vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện. - Thảo luận cặp đôi. - 2 HS thi làm nhanh trên bảng. - Hỏi và trả lời. - HS làm bài vào vở , 1 HS lên bảng. - Các hành động xếp lại theo thứ tự : 1 - 5 -2 – 4 – 7 – 3 – 6 – 8 – 9. - 3 – 5 HS kể lại câu chuyện. - Cả lớp. Bổ sung Luyện từ và câu: DẤU HAI CHẤM I. Mục đích, yêu cầu: - Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. - GD:HS có ý thức tốt trong học tập, áp dụng dấu hai chấm để viết văn. II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ . III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc các từ ngữ đã tìm ở bài 1 và tục ngữ ở bài 4 , tiết luyện từ và câu “ Nhân hậu – đoàn kết ”. - Nhận xét , cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu ví dụ: - Gọi HS đọc yêu cầu a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi Trong câu dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ? b) , c) Tiến hành tương tự như a). - Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ? - Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ? - Kết luận ( như SGK ). c) Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ . - Chia 4 nhóm cho HS thi nhau điền từ vào chỗ trống cho đủ câu ghi nhớ .GV treo 4 tờ giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) , 2 tờ ghi câu ghi nhớ 1, để trống từ nhân vật , giải thích ; 2 tờ ghi câu 2 , để trống dấu ngoặc kép , gạch đầu dòng . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ d) Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn . - Gọi HS chữa bài và nhận xét . -Nhận xét câu trả lời của HS . Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu . + Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào ? + Còn khi nó dùng để giải thích thì sao ? - Yêu cầu HS viết đoạn văn . - Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu ? Nó có tác dụng gì ? -GV nhận xét , cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng . Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy ! Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc . Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy . Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc . 3. Củng cố, dặn dò: - Dấu hai chấm có tác dụng gì ? - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để chuẩn bị bài sau:Từ đơn và từ ghép. - 1 HS đọc bài 1 , 1 HS đọc bài 4. - 1 HS đọc thầm yêu cầu trong SGK, trả lời - - - Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép . - Lời giải : b) Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng . c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như : sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm , vườn rau sạch cỏ . - Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước . - Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép , hay dấu gạch đầu dòng . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . - HS theo 4 nhóm điền từ còn thiếu vào chỗ trống . Lớp trưởng hướng dẫn cả lớp nhận xét kết quả điền của từng nhóm . - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp . - Thảo luận cặp đôi . - HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng . a) + Dấu hai chấm thứ nhất ( phối hợp với dấu gạch đầu dòng ) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi ” . + Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp với dấu ngoặc kép ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo . b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước, làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì ? - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK + Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng . + Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả . - Viết đoạn văn . - Một số HS đọc bài của mình ( tuỳ thuộc vào thời gian ) . -HS nhắc lại. -Cả lớp. Bổ sung Tập làm văn: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: Hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên . HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2) GD: HS yêu thích văn kể chuyện, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. II. Đồ dùng dạy- học: Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 ( để chỗ trống ) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật . Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp . III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động củaHS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ? - Gọi HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước . - Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn . - Chia nhóm HS, phát bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . - Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày - Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Kết luận : 1.Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về : - Sức vóc : gầy yếu quá . - Thân mình : bé nhỏ , người bự những phấn như mới lột . - Cánh : hai cánh mỏng như cánh bướm non , lại ngắn chùn chùn . - Trang phục : mặc áo thâm dài , đôi chỗ chấm điểm vàng . 2.Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về : - Tính cách : yếu đuối . - Thân phận : tội nghiệp , đáng thương , dễ bị bắt nạt . c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ . - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó . d) Luyện tập: Bài 1 - Yêu cầu HS đọc bài . - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? - Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ? - Gọi HS nhận xét , bổ sung . - Kết luận : Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc : người gầy , tóc búi ngắn , hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối , đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch . - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì ? Kết luận : Các chi tiết ấy nói lên : + Thân hình gầy gò , bộ áo cánh nâu , quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nông dân nghèo , quen chịu đựng vất vả . + Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động , đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc . + Bắp chân luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn , hiếu động , thông minh , thật thà . Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc . - Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật . - Yêu cầu HS tự làm bài .GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn . - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét , tuyên dương những HS kể tốt 3. Củng cố, dặn dò: + Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ? + Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ , viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau:Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu . - 2 HS kể lại câu chuyện của mình . - 3 HS tiếp nối nhau đọc . - Hoạt động trong nhóm . - 2 nhóm cử đại diện trình bày . - Nhận xét , bổ sung . -3 HS đọc 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi . - HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo . Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác . Chị có một thân hình nở nang rất cân đối .Hai cánh tay béo lẳn , chắc nịch . Đôi lông mày không tỉa bao giờ , mọc lòa xòa tự nhiên , làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi . Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là một con người rất khỏe mạnh , tự nhiên , ngay thẳng và sắc sảo . - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn . - Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình . - Nhận xét , bổ sung bài làm của bạn . - Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . - Quan sát tranh minh họa . - Lắng nghe . - HS tự làm . - 3 HS khá, giỏi kể -HS trả lời Bổ sung

File đính kèm:

  • doctiengviet 4_t2.doc
Giáo án liên quan