- Luyện đọc :
* Đọc đúng: sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, . Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
* Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài: sừng sững, lủng củng và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
11 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 2: Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện.
Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Theo dõi, lắng nghe và lần lượt nhắc lại theo bàn.
Thực hiện đọc đề.
Từng cá nhân thực hiện.
Lần lượt lên bảng sửa bài.
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
369 815
3
6
9
8
1
5
Ba trăm sáu mươi chín nghìn tám trăm mười lăm
579 623
5
7
9
6
2
3
năm trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm hai mười ba
786 612
7
8
6
6
1
2
Bảy trăm tám mươi sáu nghìn sáu trăm mười hai
Bài 3 :
96 315 : chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
796 315 : Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
106 315 : một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
106 827 : một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy
4.Củng cố : Gọi 1 học sinh nhắc lại cách đọc, viết các số có sáu chữ số.
+ Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm bài 4 ở nhà, chuẩn bị bài tiếp theo.
Một vài em nhắc lại.
Lắng nghe
Theo dõi.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI(TT)
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
II. Chuẩn bị : - Gv: Hình trang 8 SGK, Phiếu học tập.
- HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Trao đổi chất ở người.
H. Trao đổi chất là gì?
H. Con người, thực vật và động vật sống được là nhờ những gì?
H. Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4.
- GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
Bước 2:
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung.
Trật tự.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Nhóm 4 em thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó lần lượt trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
Lấy ra
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hoá
Phân
Khí ô xi
Hô hấp
Khí các-bô níc
Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu
Da
Mồ hôi
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
Dựa vào kết quả phiếu học tập. Yêu cầu HS mở SGK và trả lời câu hỏi.
H. Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường? Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
H. Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
GV chốt :
* Những biểu hiện:
- Trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện : lấy ô- xi; thải ra khí cac-bô-níc.
- Trao đổi thức ăn:Do cơ quan tiêu hoá thực hiện lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; thải ra chất cặn bã.
- Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu (thải ra nước tiểu) và da( thải ra mồ hôi) thực hiện.
* Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí cac-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
Mục tiêu : Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
* Cách tiến hành :
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ.
Bước 1 :Giáo viên phát cho mỗi nhóm(nhóm 4) một bộ đồ chơi : một sơ đồ h5 sgk và tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu ( chất dinh dưỡng; ô-xi; khí các-bô-níc; ô-xi và các chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc và các chất thải; các chất thải).
- Gv nêu cách chơi và luật chơi.
Bước 2 :- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và giải thích sơ đồ.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp
H.Hằng ngày cơ thể phải lấy những gì từ môi trường và thài ra môi trường những gì ?
H. Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đỏi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được?
H. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
Kết luận: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện. Nếu một trong các cơ quan tiêu hoá, hô hấp tuần hoàn, bài tiết ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.
4.Củng cố : Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị bài 4.
- Mở sách và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
2-3 học sinh nhắc lại
-Các nhóm nhận đồ dùng, thực hiện thảo luận, nhóm trưởng điều hành dán thẻ ghi chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ.
- Các nhóm thực hiện.
- cá nhân trả lời
-2 học sinh nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi bài.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết).
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nghe - viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: s/x, ăng/ăn.
- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ :
- GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an trong BT2 tiết trước.
- Nhận xét và sửa sai.
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
H: Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai.
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
+ vượt suối: v+ươt+ dấu nặng , s + uôi+dấu sắc.
+ khúc khuỷu : khuỷu : kh + uyu + dấu hỏi.
+ gập ghềnh: ghềnh: gh + ênh +dấu huyền.
+ liệt : l + iêt + dấu nặng (không viết niệt).
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài.
d) Chấm chữa bài:
- GV treo bảng phụ - HD sửa bài.
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi.
- GV Nhận xét chung.
HĐ2 : Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
- Yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài 2 : Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Lời giải: Lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem.
Bài 3 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3 .
- Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng – viết vào bảng con ( bí mật lời giải)
- Cho HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- GV nhận xét, khen ngợi những em trả lời nhanh và viết đáp án đúng, đẹp.
- Yêu cầu HS viết đáp án vào vở bài tập.
Đáp án: a) chữ sáo ; b) chữ trắng.
4.Củng cố:- Cho cả lớp xem những bài viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau.
Hát
- Thực hiện 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- Đổi nháp chấm cho nhau.
- Lắng nghe.
1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh,
- 2-3 em nêu: vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, tuyển, .
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Lắng nghe soát bút mực.
- HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
- Lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở.
- 1 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- Thực hiện sửa bài, nếu sai.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. HS dãy này đọc câu đố a, HS dãy kia trả lời nhanh và viết đúng đáp án ra bảng con.
- Viết đáp án vào vở bài tập.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
File đính kèm:
- Thu 2 (2).doc