Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 1: Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp)

 - Luyện đọc :

 * Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 * Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: ngắn chùn chùn, thủi và phần giải nghĩa trong SGK.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 1: Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - HS tự lên hệ bản thân. - Nghe và ghi bài. Tiết 2 TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu : - Giúp HS : Ôâân tập về đọc, viết các số trong 100 000. Ôâân tập viết tổng thành số. Ôâân tập về chu vi của một hình. II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oån định : Nề nếp lớp. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. “ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Ôâân lại cách đọc số, viết số và các hàng. HĐ2 : Thực hành làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở. - Theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b” H: Các số trên tia số được gọi là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? H: Các số trong dãy số “b” là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Chữa bài trên bảng cho cả lớp. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài cho cả lớp. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. tám. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào? - Cho HS nêu các hình ở bài tập 4. - Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài. 2HS đọc và nêu, lớp theo dõi: số1 hàng dơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn, - Vài HS nêu: 10,20,30,40,50,.. - 100,200,300,400, 500, - 1 000, 2 000, 3 000, 4 000, - 10 000, 20 000, 30 000, - 1 HS nêu: a) Viết số thích hợp vào các vạch của tia số. b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài tập. ...các số tròn chục nghìn. 10 000 đơn vị. ..số tròn nghìn. 1000 đơn vị. - Theo dõi và sửa bài nếu sai. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - HS lần lượt lên bảng làm. - HS kiểm tra lẫn nhau. Theo dõi và sửa bài nếu sai. - 2 HS đọc, lớp theo dõi. a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số theo mẫu. - HS tự làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét. 4.Củng cố : Tiết 3 KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình. - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. II. Chuẩn bị : - Gv: Hình trang 4,5 SGK, Phiếu học tập, phiếu trò chơi. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oån định : Chuyển tiết. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: Bước 1: - Yêu cầu HS kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình. - GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng. Bước 2: GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung. Kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện vật chất như: Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, - Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội mhư: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, HĐ2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK. * Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người mới cần. * Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc với phiếu học tập theo nhóm. - GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. - Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nhóm còn lúng túng. Bước 2: Chữa bài tập cho cả lớp. Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Bước 3: Thảo luận cả lớp. Dựa vào kết quả phiếu học tập. Yếu cầu HS mở SGK và trả lời câu hỏi. H: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? H: Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì? Kết luận : - Con người, đông vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình. - Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác.Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội. HĐ3 : Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác. * Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức. - Chia lớp theo nhóm bàn, mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu, mỗi phiếu vẽ một thứ trong những thứ cần có để duy trì sự sống. Bước 2: Hướng dẫn cách chơi và chơi. - Yêu cầu mỗi nhóm bàn bạc chọn ra 10 thứ trong 20 tấm phiếu mà các em thấy cần phải mang đi khi đến hành tinh khác. Những phiếu loại ra nộp cho GV. - Tiếp theo mỗi nhóm lại chọn ra 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo, những thứ loại tiếp lại nộp cho GV. - Cho các nhóm thực hiện trò chơi và theo dõi, quan sát. Bước 3: Thảo luận. - Yêu cầu các nhóm so sánh kết quả lựa chọn và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy? - GV tuyên dương các nhóm và kết thúc trò chơi. - Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó lần lượt trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Vài em nhắc lại. HS làm việc theo nhóm bàn. - Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Mở sách và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. Lắng nghe và nhắc lại. - Lắng nghe GV phổ biến trò chơi. - 1 HS nhắc lại cách chơi. - Các nhóm thực hiện chơi. - Lần lượt các nhóm nêu kết quả lựa chọn của nhóm mình và giải thích cho các nhóm khác nghe về sự lựa chọn ấy. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Lắng nghe và ghi bài. 4.Củng cố : Gọi 1 HS đọc phần kết luận. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tiết 4 CHÍNH TẢ (Nghe- viết). DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu : - Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:” Một hômvẫn khóc”. - Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n) hoặc vần ( an/ang). - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập. - HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định : Nề nếp 2. Bài cũ : Kiểm tra vở chính tả của học sinh. 3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1 :Hướng dẫn nghe - viết. a) Tìm hiểu nội dung bài viết: - Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt H: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? b) Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết? - GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai. - Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. - Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai. + Nhà Trò : viết hoa danh từ riêng + cỏ xước : x+ươc+ dấu sắc + tỉ tê : tỉ : dấu hỏi + ngắn chùn chùn: ch+un+dấu huyền. - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng. c) Viết chính tả: - GV hướng dẫn cách viết và trình bày. - Đọc từng câu cho học sinh viết. - Đọc cho HS soát bài - GV treo bảng phụ- HD sửa bài. - Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. - GV Nhận xét chung. HĐ2 : Luyện tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2/a,b, sau đó làm bài tập vào vở. Mỗi dãy làm một phần. - GV theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai. Bài 2 : Cho học sinh tự làm bài. Bài 3 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . 4.Củng cố: - Cho cả lớp xem những bài viết đẹp. - Nhận xét tiết học. 1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo. thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng . - 2-3 em nêu: Nhà Trò, cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,.. - 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp. -Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Theo dõi. -Viết bài vào vở. - HS đổi vở soát bài, báo lỗi. - Thực hiện sửa lỗi nếu sai. - Lắng nghe. - 2 HS nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở. - 2 HS sửa bài, lớp theo dõi. - Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét. - Thực hiện sửa bài, nếu sai.

File đính kèm:

  • docThu 2.doc
Giáo án liên quan