I.Yêu cầu:
- H nắm được khái niệm từ đơn, từ phức.
- biết phân biệt từ đơn, từ phức.
- Vận dụng những kiến thức từ loại vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.
? Thế nào là từ Phức?cho ví dụ.
B. Bài mới:
1. Từ đơn: H nêu lại khái niệm
2. từ phức: H nêu lại khái niệm.
59 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt: Từ đơn - Từ phức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược:
Năm 240, Triệu Thị Trinh mới 19 tuổi. Bố mẹ Triệu Thị Trinh mất sớm. Anh trai là Triệu Quốc Đạt, nối nghiệp làm thủ lĩnh vùng núi Nưa(Thanh Hoá).
Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là hai anh em con chú con bác. Trần Quang Khải là người thông minh, có học thức, được phong thượng tướng, thái sư.
Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Phi Khanh vốn là một học trò thông minh, học giỏi, nhưng nhà nghèo. Trần Nguyên Đán là một nhà quý tộc lớn đời Trần.
Câu a: Anh trai là Triệu Quốc Đạt, nối nghiệp làm thủ lĩnh vùng núi Nưa(Thanh Hoá).
Câu b:Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là hai anh em con chú con bác.
Câu c: Cả 3 câu
Bài 2: Gạch dưới vị ngữ trong các câu Ai là gì? dưới đây. Vịngữ trong các câu này là danh từ hay cụm danh từ?
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Nguyễn Du
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo
Tố Hữu
Đêm nay con ngủ giấc tròn
mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Trần Quốc Minh
Bài 3: Điền vào chỗ trống vi ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?
Cao Bằng là( quê hương của cách mạng)
Bắc Ninh là( quê hương của những làn điệu dân ca quan họ)
Sài Gòn xưa kia là..( hòn ngọc của viễn đông)
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là..trung tâm văn hoá khoa học lớn của nước ta)
III. Củng cố- Dặn dò:
H nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ.
Về nhà làm bài tập :
Các câu kể Ai là gì ? sau đây dùng để làm gì?
- Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.
Câu dùng để Giới thiệu và đánh giá về quả sầu riêng.
Thác Y-a –li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời.
Câu dùng để : Giới thiệu về thác Y- a-li.
Cao Bá Quát là một người văn hay chữ tốt.
Câu dùng để giới thiệu về Cao Bá Quát
Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt:
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I.Yêu cầu:
- Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Xác định đúng C-V trong câu kể Ai là gì?
- Viết được một đoạn văn có sử dụng một số câu kể Ai là gì?
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H nhắc lại kiến thức về câu kể Ai là gì?
B. Bài mới:
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Gạch dưới chủ ngữ của các câu tìm được:
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng thái dương
Ca dao
Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Lê Anh Xuân
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Măt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tố Hữu
Bài 2: Chủ ngữ trong từng câu kể Ai là gì? tìm được ở bài tập 1 là danh từ hay cụm danh từ?
Câu a: DT, câu b là DT, Câu c là cụm DT
Bài 3:Điền vào chỗ trống từ làm chủ ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?
là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.(Phạm Tuân)
là thành phố “ Hoa phượng đỏ”.(Hải Phòng)
.là thành phố sương mù thơ mộng trên cao nguyên.(Đà Lạt)
.là trường đại học đầu tiên ở nước ta.(Văn Miếu- Quốc Tử Giám)
III. Củng cố- Dặn dò:
H nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
Viết một đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Thứ 4 ngày 9 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt:
Câu khiến. Cách đăt câu khiến
I.Yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
H nắm cách đặt câu khiến, biết đặt câu khiến trong những tình huống khác nhau.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H nêu lại khái niệm thế nào là câu khiến?
Nêu ví dụ?
B. Bài mới:
Câu gạch chân: Mời sứ giả vào đây cho con! được dùng làm gì?
Cuối câu đó có dấu gì?
Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở và viết lại câu ấy.
Luyện tập:
Bài 1: Tìm câu khiến trong đoạn trích sau:
a)Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
b)Lần sau khi nhảy múa phảI chú ý nhé. Đừng có nhảy lên bong tàu!
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Con đI chặt ..cho ta.
Bài 2: Đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị, hoặc với thầy cô, cha mẹ.
H đặt câu, cả lớp nhận xét, T bổ sung.
Bài 3: Cho câu kể sau: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong các cách sau:
Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ.
VD: Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu:
VD: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
-Thay đổi giọng ( H thể hiện T)
2. Ghi nhớ: (SGK) 3 em đọc
II. Luyện tập:
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:
- Nam đi học Nam đi học đi.
- Thái đi lao động Thái nên đi lao động.
- Ngân chăm chỉ Ngân hãy chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi Giang nên phấn đấu học giỏi.
Bài 2: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
SGK, 93
Bài 3: Đặt câu khiến theo các yêu cầu dưới đây:
Câu khiến có từ “hãy” ở trước động từ: Hãy giúp mình giải bài toán này với!
Câu khiến có từ “đi” hoặc “nào” ở trước động từ: Chúng ta cùng học bài nào!
Câu khiến có từ “xin” ở trước chủ ngữ: Xin thầy cho em vào lớp ạ!
Bài 4: trong các đoạn văn dưới đây, câu khiến được đặt sau dấu hai chấm và không có gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó và khôi phục các dấu câu đi kèm:
Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo:
Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, lừa nói nói với ngựa tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, lừa nói nói với ngựa:
- Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
c) Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư tử. Sư tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư tử. Sư tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói:
Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Bài 4: Thêm các từ cầu khiến để biến các câu kể sau thành câu khiến:
Nam về.
Nam đừng về: Đề nghị Nam về
Thành đi đá bóng.
Thành đừng đi đá bóng.
III. Củng cố- Dặn dò:
Thế nào là câu khiến?
Đặt câu kể rồi biến câu kể đó thành câu khiến.
Giải đề 29
Thứ 5 ngày 10 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn( lập dàn bài- miệng):
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I.Yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lạp dàn ý, quan sát, chọn lọc các chi tiết để miêu tả con vật.
Tìm những từ ngữ tiêu biểu miêu tả làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- H nhắc lại dàn bài của một bài văn miêu tả?
B. Bài mới:
- H đọc phần nhận xét
1)H đọc NDBT.
H đọc bài con mèo hung suy nghĩ phân đoạn văn. Xác định nội dung chung của mỗi đoạn.
H phát biểu ý kiến, nhận xét.
2)Bài có 3 phần, 4 đoạn.
Mở bài : Đ1 Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
Thân bài: Đ 2 tả hình dáng của con mèo.
Đ3 Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Kết bài: Đ4 nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
3) Phần ghi nhớ: H nhắc lại.
4) Phần luyện tập
- H đọc yêu cầu bài tập
- T kiểm tra sự chuẩn bị bài của H
T nhắc H chọ lập dàn bài tả một con vật nuôi gây ấn tượng nhất cho em
+ có thể tả con vật nuôi em biết.
+ Dàn ý cần cụ thể chi tiết.
H lập dàn ý cho bài văn.
H đọc dàn ý của mình, T nhận xét.
VD: tả con mèo:
mở bài: Giới thiệu về con mèo,( hoàn cảnh, thời gian)
thân bài: Ngoại hình của con mèo: Bộ lông
Cái đầu
2 cái tai
4 cái chân
Đôi mắt
Bộ râu
Họat động chính của con mèo:
+ hoạt động bắt chuột
+ Động tác vồ mồi.
+ Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
c) kết bài: cảm nghĩ chung về con mèo.
VD: Meo! Meo! đó là tiếng kêu quen thuộc của chú mèo nhà em khi thấy em đi học về. Em chạy đến ôm chú vào lòng, âu yếm vuốt nhẹ bộ lông của chú, chú thích lắm cứ dụi đầu vào lòng em.
Chít! Thế là một chú chuột nữa bị xé xác. từ ngày có miu, nhà em không còn bị lũ chuột quấy phá nữa. cả nhà em ai cũng yêu quý miu.
3.Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hướng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và trước lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trình bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2- 4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về hoàn thiện bài để viết bài vào vở.
Nhắc những em bài làm còn cho tốt về chuẩn bị thêm.
Thứ 2 ngày 14 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn(Trả bài): tả con vật
Đề bài: tả một con vật nuôi mà em yêu quý.
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những ưu khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
Cần chú ý trọng tâm của đề :
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
* Ưu điểm:
-Hầu hết học sinh nắm được cách làm bài, hiểu đề, biết cách tả lại một con vật nuôI mà em thích, câu văn tả có hình ảnh, biết cách diễn ý cho sinh động , biết tả lại một con vật nuôi thích hợp, dùng từ chính xác, hợp lý. Biết tả có trọng tâm và chú ý những chi tiết đặc sắc, biết nêu kỷ niệm đáng nhớ về con vật nuôi đó . Biết dùng từ đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh như : Thuỳ Ngân, Trang, Nga,Huyền Trang, Nhung.
-Biết cách bố cục bài :Trang, Phúc, Lương, Thuỷ
* Tồn tại:
- Bài làm chưa có bố cục, còn sơ sài: Na, Ly. Lương,.
- Một số em chưa biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào kể, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo như Hằng, Phúc.
Sai lỗi chính tả nhiều, còn một số em chưa biết cách trình bày, cần rèn cách đặt câu,dùng từ.
Học sinh chữa bài
T dành thời gian cho H chữa bài.
T đọc cho H nghe một số bài văn mẫu, phân tích cho H thấy nét đặc tả của những bài văn đó.
III. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm lại bài( đối với những em làm chưa tốt)
Luyện giải đề 29
Thứ 3 ngày 15 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt: Câu cảm
I.Yêu cầu:
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
B. Bài mới:
III. Củng cố- Dặn dò:
File đính kèm:
- giao an day boi duong lop 4.doc