- Luyện đọc :
* Đọc đúng: cơi trầu, cánh màn, sớm trưa, nóng ran, nếp nhăn. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
* Đọc diễn cảm : đọc đúng nhịp bài thơ, giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
12 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tập đọc: Tiết 1: Mẹ ốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Thực hiện làm bài, 4 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Đổi vở chấm và sửa bài nếu sai.
- 1 em đọc đề, 2 em tìm hiểu đề trước lớp.
- Bài toán dạng rút về đơn vị.
- Một vài HS nêu cáh làm. Lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- 1 HS lên bảng sửa.
Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đổi vở chấm cho nhau và sửa bài nếu sai.
- 1 vài em nộp bài.
4.Củng cố :- Chấm một số bài, nhận xét – Nhấn mạnh một số bài HS hay sai.
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I. Mục tiêu :
- HS hiểu được những đặc điểm của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
- Biết kể lại được câu chuyên theo gợi ý của GV và nắm được ý nghĩa truyện, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, tự nhiên.
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện.
- HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề.
Giáo viên
Học sinh
HĐ1 : Nhận xét qua bài tập và rút ra ghi nhớ.
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1.
- Gọi 1 HS khá giỏi kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn hoàn thành nội dung BT1 vào tờ phiếu lớn.
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
- GV và lớp theo dõi xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
Đáp án:
a) Các nhân vật:
+ bà cụ ăn xin
+ mẹ con bà nông dân
+ những người dự lễ hội ( nhân vật phụ).
b) Các sự việc xảy ra và kết quả:
+ Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho.
+ Hai mẹ con bà nông dân đưa bà cụ ăn xin về nhà cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà.
+ Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn.
+ Sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con bà nông dân gói tro và 2 mảnh trấu, rồi ra đi.
+ Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền đi cứu người.
c) Ý nghĩa của truyện:
Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn
sàng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại; khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáng xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
Bài tập 2:
- Gọi 1 em đọc toàn văn bài :” hồ Ba Bể” ( SGK).
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
H: Bài văn có nhân vật không?
H: Bài văn có các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
H: Vậy bài hồ Ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không?
Bài tập 3: - Yêu cầu HS trả lời để rút ra ghi nhớ.
H: Theo em thế nào là kể chuyện?
- GV lắng nghe HS trình bày, tổng hợp các ý kiến và rút ra ghi nhớ.
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
- GV lấy thêm một số VD truyện: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Ông mạnh thắng thần gió, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Người mẹ, Đôi bạn,..
HĐ2 : Luyện tâp.
Bài tập 1:
- Gọi 1HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT1.
- GV gợi ý:
+ Trước khi kể, cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ.
+ Truyện cần nói được sự giúp đỡ, tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ.
+ Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất ( xưng em hoặc tôi) vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vừa kể lại chuyện.
- Yêu cầu từng cặp HS tập kể.
- Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý.
- GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp.
Bài tập 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2, sau đó nối tiếp nhau phát biểu.
- GV lắng nghe và chốt ý:
Đáp án:
+ Những nhân vật trong câu chuyện của em. (Đó là em và người phụ nữ có con nhỏ.) Nếu có HS nói đứa con nhỏ cũng là một nhân vật, GVchấp nhận ý kiến này là đúng nhưng nên nói rõ thêm đó là một nhân vật phụ.
+ Nêu ý nghiã của câu chuyện. (Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.)
- 1 em đọc BT1, lớp theo dõi.
- 1 em kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Lớp lắng nghe.
- HS thực hiện nhóm 6 em làm BT1.
- Đại diện các nhóm lên dán BT của nhóm mình lên bảng.
- Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án.
- 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
không có nhân vật.
không, mà chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca
không, mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể( dùng trong nghành du lịch, hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh).
- Dựa vào BT2, HS trả lời theo ý hiểu của mình, mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
-1 em đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 em tập kể cho nhau nghe.
- 1 vài em thi kể trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc yêu cầu BT2, lớp theo dõi.
- Vài em trả lời BT2, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhận.
4. Củng cố: - GV liên hệ giáo dục HS. Biết quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, những người già cả, neo đơn.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4 ĐỊA LÝ
DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu:
-Biết chỉ trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II)Đồ dùng dạy - học:
-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh :về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng.
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1)Ổn định: Hát
2)Bài cu õ(5phút)
Câu hỏi 1:Điền các thông tin vào các phần còn trống :
Hoàng Liên Sơn có: -Vị trí:
-Chiều dài:
-Chiều rộng:
-Độ cao:
-Đỉnh:
-Sườn:
-Thung lũng:
-Khí hậu:
Câu hỏi 2)Tại sao nói đỉnh Phan-Xi-Păng là nóc nhà của Tổ quốc?
3)Bài mới :GV giới thiệu bài –Ghi đề.
Giáo viên
Học sinh
HOẠT ĐỘNG 1:(8 phút)
1)Hoàng Liên Sơn-nơi cư trú của một số dân tộc ít người:
Gvtreo bản đồ và các câu hỏi :
1)Theo em dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
2)Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn?
3)Phương tiện giao thông chính là gì? Gỉai thích vì sao?
-Hs trả lời –GV kết hợp ghi trên bảng để hoàn chỉnh sơ đồ.
Dân cư thưa thớt
Dân cư ở Hoàng Liên Sơn
Một số dân tộc ít người là:Thái,Dao,Mông.
Giao thông :dường mòn,đi bộ,đi bằng ngựa.
HOẠT ĐỘNG II:(7 phút)
2)Bản làng với nhà sàn.
Gvcho HS quan sát tranh .
H:Bức tranh vẽ gì?Em thường gặp cảnh này ở đâu?
H: Bản làng thường nằm ở đâu?Bản có nhiều nhà hay ít?
H:Nhà sàn được làm bằng chất liệu gì?Vì sao họ phải ở nhà sàn?
HS trả lời –Gv kết hợp ghi bảng những nội dung chính .
HOẠT ĐỘNG III:(10phút)
3)Chợ phiên ,trang phục,lễ hội:
-Gv chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
-GV kết hợp hỏi các câu hỏi nhỏ để khắc sâu kiến thức cho HS :
H:Chợ phiên thường bán những hàng hóa nào?Tại sao?
H:Trong lễ hội thường có những hoạt động gì?
H:Hãy mô tả những nét đặc trưng của người Thái,người Mông ,người Dao?Tại sao trang phục của họ lại có màu sắc sặc sỡ?
Gv cho Hs xem các H4,5,6 trang 75
GV kết hợp ghi bảng những ý chính
-Chợ phiên: là nơi giao lưu gặp gỡ ,buôn bán.
-Lễ hội :thường tổ chức vào mùa xuân,có những hoạt động như: múa sạp, ném còn,
-Trang phục:thường có màu sắc sặc sỡ.
- Rút ra ghi nhớ của bài học
* Ghi nhớ:(sgk )
-1Hs đọc các câu hỏi
-HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm vừa chỉ bản đồ vừa trả lời các câu hỏi .
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung những thiếu sót.
1)Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt.
2)Những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn:dân tộc Dao,dân tộc Thái, dân tộc Mông,
3)Phương tiện giao thông đi lại chính là ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi. cao,hiểm trở ,chủ yếu là đường mòn.
-HS nhắc nhìn vào sơ đồ nhắc lại các nội dung chính.
.
bức tranh vẽ bản làng và nhà sàn, em thường gặp cảnh này ở vùng núi cao.
bản thường nằm ở sườn núi,,thung lũng, thường có ít nhà.
nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như tre nứa, họ thường ở nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp.
HS tiến hành thảo luận nhóm
-Nhóm 1 va ø6:chợ phiên
-Nhóm 2 và 4 :lễ hội
-Nhóm 3 và 5:trang phục
-Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung những thiếu sót.
-Hs nhắc lại những kiến thức Gv đã chốt lên bảng .
-HS đọc ghi nhớ
4)Củng cố(5 phút):
-Kể tên một số các dân tộc chính ở Hoàng Liên Sơn?
-Trình bày những nét chính về cuộc sống của người dân Hoàng Liên Sơn?
File đính kèm:
- Thu 4.doc