Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu : Câu kể ai là gì ( 1tiết )

A. Mục đích, yêu cầu :

- HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?

- Tìm đúng câu kể Ai là gì? trong đoạn văn.

- Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.

B. Đồ dùng dạy – học :

- Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn ở Bài Tập 1 phần Nhận xét. Dùng phấn màu gạch chân dưới các câu in nghiêng.

- Giấy khổ to ghi từng phần a, b, c ở Bài tập 1 phần Luyện tập.

- HS chuẩn bị ảnh của gia đình mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu : Câu kể ai là gì ( 1tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu : CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? ( 1Tiết ) Mục đích, yêu cầu : - HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? - Tìm đúng câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. - Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. Đồ dùng dạy – học : - Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn ở Bài Tập 1 phần Nhận xét. Dùng phấn màu gạch chân dưới các câu in nghiêng. - Giấy khổ to ghi từng phần a, b, c ở Bài tập 1 phần Luyện tập. - HS chuẩn bị ảnh của gia đình mình. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh I. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 4 HS thực hiện tiếp nối các yêu cầu: + Đọc thuộc lòng 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm : Cái đẹp. + Nêu trường hợp có thể sử dụng câu tục ngữ ấy. - Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét và cho điểm HS. - 4 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. II. Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài. (2’) - GV hỏi : + Các em đã được học những kiểu câu kể nào? Cho ví dụ về từng loại. + Khi mới gặp nhau hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình như thế nào? - GV giới thiệu bài: Khi làm quen nhau, các câu mà người ta thường dùng để tự giới thiệu về mình hoặc giới thiệu về người khác thuộc kiểu câu kể Ai là gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về kiểu câu này. - Các kiểu câu kể đã học: Ai đã làm gì? Ai thế nào? Ví dụ: Em đang học bài. Bạn Minh rất chăm chỉ + Mình là Bảo Ngọc. + Cháu là con bố Giang. - HS lắng nghe. 2.Tìm hiểu ví dụ (10’) - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của phần Nhận xét. Bài 1,2: - Gọi HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: - 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận & tìm câu trả lời. Nội dung Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh + Hỏi : Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi? - GV chốt lại bằng cách dán lên bảng tờ giấy ghi lời giải: + Câu 1,2 giới + Đây là Diệu Chi, bạn mới thiệu về bạn của lớp ta. Bạn Diệu Chi là Diệu Chi. học sinh cũ của Trường tiểu học Thành Công. +Câu 3 nêu nhận + Bạn ấy là họa sĩ nhỏ ấy. định về bạn ấy. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn: Để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? các em hãy gạch 1 gạch dưới nó, để tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Các em hãy gạch 2 gạch dưới nó. Sau đó cùng đặt các câu hỏi. - Ví dụ: + Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta? – Trả lời: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. + Đây là ai? – Trả lời: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. - GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn. - GV chốt lại lời giải đúng: Ai Là gì? Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường học Tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. - GV nêu: Các câu giới thiệu & nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì? + Hỏi: Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho những câu hỏi nào? Bài 4 - GV nêu yêu cầu: Các em hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? để thấy chúng khác nhau ở điểm nào? - HS phát biểu ý kiến - HS phát biểu. - 1 HS đọc. - HS lắng nghe. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS lắng nghe. - Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi là gì? - Suy nghĩ, trao đổi và trả lời câu hỏi. - HS nêu cho đến khi có câu trả lời đúng : + Kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận vị ngữ. + Bộ phận VN khác nhau : Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Kiểu câu VN trả lời cho câu Ai làm gì? hỏi làm gì? Kiểu câu VN trả lời cho câu Ai thế nào? hỏi như thế nào? Kiểu câu VN trả lời cho câu Ai thế nào? hỏi là gì? 3.Ghi nhớ (7’) - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trang 57 SGK. - Yêu cầu HS đặt câu kể Ai là gì? Nói rõ CN và VN của câu để minh họa cho ghi nhớ. - Nhận xét, khen ngợi các em đã chú ý theo dõi, hiểu bài nhanh. - 3 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - 3, 4 HS tiếp nối đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ: + Bố em // là bác sĩ. + Hoa hồng // là bạn thân của em. - HS lắng nghe. 4.Luyện tập (10’) Bài 1: Thi đua “Ai nhanh nhất, đúng nhất”. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu & nội dung bài tập. - Cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận và tự làm bài. - Dán lên bảng theo thứ tự nhóm nhanh nhất " nhóm 2 " nhóm cuối cùng. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Câu kể Ai là gì? Tác dụng a. Thì ra đó là 1 thứ mấy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những hiện đại. b. Lá là lịch của cây Cây lại là lịch đất Trăng lặn rồi mọc là lịch của bầu trời Mười ngón tay là lịch Lịch lại là trang sách Câu giới thiệu về thứ máy cộng trừ. Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên. Nêu nhận định (chỉ mùa) Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc năm ) Nêu nhận định (chỉ ngày đêm ) Nêu nhận định (chỉ ngày tháng ) Nêu nhận định (chỉ năm học ) - 1 HS đọc - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận & tìm câu trả lời. - Nhận xét, chữa bài cho bạn. Nội dung Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh c. Sầu riêng là loại trái cây quí của miền Nam Chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý nghĩa giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn: Hãy tưởng tượng các em giới thiệu gia đình mình với các bạn trong lớp hoặc giới thiệu các bạn trong lớp với các bạn lớp khác. Em có thể giới thiệu bằng lời hoặc giới thiệu bằng ảnh chụp của gia đình mình để giới thiệu cụ thể. Trong lời giới thiệu đó các em nhớ dùng mẫu câu mà chúng ta vừa học đó là câu kể Ai là gì?. - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi. - Gọi HS nói lời giới thiệu. - Cả lớp & GV nhận xét, bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - 1 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS trao đổi, thảo luận. - Từng cặp HS thực hành giới thiệu trước lớp. Ví dụ: Mời linh và các bạn hãy xem tấm ảnh chụp gia đình mình. Gia đình có 4 người. bố mình là kĩ sư xây dựng. Má mình là giáo viên Tiểu học. Anh trai mình là HS lớp 8 trường THCS Bàn Cờ. Còn đây là mình con út trong nhà. III.Củng cố, dặn dò. (2’) - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, lấy ví dụ về câu kể Ai là gì?, hoàn thành đoạn văn của Bài tập 2 vào vở & chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docBai Cau ke Ai la Ai.doc