Giáo án lớp 4 môn Tập làm văn - Tuần 5 : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện

. MỤC TIÊU: QUA BÀI HỌC GIÚP HỌC SINH:

 - HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN.

 - VIẾT ĐƯỢC NHỮNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN : LỜI KỂ HẤP DẪN, SINH ĐỘNG PHÙ HỢP VỚI CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 GIẤY KHỔ TO, BÚT DẠ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC :

 

doc9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập làm văn - Tuần 5 : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I . MỤC TIÊU: QUA BÀI HỌC GIÚP HỌC SINH: - HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN. - VIẾT ĐƯỢC NHỮNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN : LỜI KỂ HẤP DẪN, SINH ĐỘNG PHÙ HỢP VỚI CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GIẤY KHỔ TO, BÚT DẠ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra 2 HS - Cốt truyện là gì? - Cốt truyện thường gồm những phần nào ? Nhận xét cho điểm Nhận xét phần kiểm tra . - HS 1 trả lời - Lớp nhận xét - HS 2 trả lời - Lớp nhận xét 1’ 14’ 18’ 2. Bài mới : Giới thiệu bài : Các em đã hiểu cốt truyện là gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện. a) Tìm hiểu ví dụ : a. Hoạt động1; Làm việc theo nhóm . Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu BT. - Giao việc cho HS : phát phiếu học tập, bút dạ. - GV kết luận , chốt lời giải đúng . b. Hoạt động 2:Làm việc cá nhân. Bài 2 : - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn? - Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2. GV kết luận : Trong khi viết văn có những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa phải kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. c. Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm. Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu BT . GV kết luận : Một số bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. d. Hoạt động 4: Ghi nhớ : - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ. - Nhận xét, tuyên dương. e. Hoạt động 5 :Làm viêc cá nhân. Luyện tập : GV yêu cầu HS lần lượt đọc nội dung bài tập. - GV nhận xét, khen ngợi ghi điểm đoạn viết tốt. - Lắng nghe - 1 HS đọc to yêu cầu bài 1 - 1 HS đọc to truyện Những hạt thốc giống, cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm 4, hoàn thành phiếu trong nhóm. - Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời - nhận xét . - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi nêu nhận xét rút ra từ 2 bài tập trên . - Đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ - HS tìm đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu ở đoạn văn đó. - 2 HS nối tiếp đọc nội dung và yêu cầu - Cả lớp đọc thầm - HS suy nghĩ tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn + Câu chuyện kể lại chuyện gi? + Đoạn nào đã hoàn chỉnh? đoạn nào chưa? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? + Theo em phần thân đoạn kể lại chuyện gi? - HS làm bài vào vở nháp, một số em tiếp nối nhau trình bày bài làm của mình. - HS nhận xét, bổ sung 3’ 3. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài học, viết vào vở đoạn thứ 2 với cả 3 phần hoàn chỉnh. - Lắng nghe TUẦN 20 : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: QUA BÀI HỌC GIÚP HỌC SINH: - NẮM ĐƯỢC CÁCH GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG QUA BÀI VĂN NÉT MỚI Ở VĨNH SƠN. - BƯỚC ĐẦU BIẾT QUAN SÁT VÀ TRÌNH BÀY ĐƯỢC NHỮNG NÉT ĐỔI MỚI NƠI CÁC EM SINH SỐNG. - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em. - Giấy khổ to viết dàn ý qua bài giới thiệu III. Hoạt động dạy hoc : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 1. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài TLV kiểm tra tiết trước - Lắng nghe 1’ 13’ 20’ 2 . Bài mới : Giới thiệu bài : Đất nước chúng ta từng ngày, từng giờ đổi mới. Quê hương hoặc nơi mỗi em sinh sống chắc hẳn cũng có rất nhiều đổi thay. Trong tiết học này mỗi em hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe về nét đổi mới của nơi mình đang sinh sống. a. Hoạt động 1 :Thảo luận nhóm. Làm bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc cho HS : trao đổi nhóm đôi tìm câu trả lời . - GV theo dõi và gợi ý để HS có thể trả lời - Nhận xét, tuyên dương. - GV : Bài nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu của một bài giới thiệu. Cô đã tóm tắt thành một dàn ý chung về bài giới thiệu. Các em có thể dựa vào dàn ý này để làm bài tập 2. - GV treo bảng tóm tắt : + Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên, đặc điểm chung...) + Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương. + Kết luận: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới. b. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm. (nhóm 4 ) Làm bài 2: +Xác định yêu cầu của đề bài . - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài . - GV phân tích đề , giúp HS nắm vững yêu cầu , tìm được nội dung cho bài giới thiệu . - Trong thời gian HS thảo luận nhóm, GV đến một số nhóm hướng dẫn, điều chỉnh, giúp đỡ các em . - GV nhận xét chung, tuyên dương - Lắng nghe - 1 HS đọc to yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK . - HS đọc thầm tìm câu trả lời ( trao đổi nhóm đôi) - HS phát biểu ý kiến - nhận xét - HS có thể trả lời : a) Bài viết giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm. b) Những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn : người dân đã biết trồng lúa 2 vụ một năm, năng suất cao, không thiếu lương ăn còn có lương thực để chăn nuôi cá phát triển, đời sống nông dân được cải thiện. - 2 HS lần lượt đọc to bảng tóm tắt, cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi - HS lần lượt trình bày nội dung các em đã chọn để giới thiệu. - HS thực hành giới thiệu trong nhóm(nhóm 4), các em có thể sử dung tranh ảnh đã sưu tầm đựơc để giới thiệu hoặc minh hoạ - HS thi giới thiệu trước lớp : mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thiệu về những đổi mới của địa phương mình. - Nhận xét . - Bình chọn bạn giới thiệu về địa phương mình tự nhiên , chân thực hấp dẫn nhất . 3’ 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. _Yêu cầu HS viết lại bài giới thiệu của em vào vở giờ tự học . - Dặn HS chuẩn bị bài sau - Lắng nghe TUẦN 30 : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN. I. MỤC TIÊU: QUA BÀI HỌC GIÚP HỌC SINH: - BIẾT ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN : PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG. - BIẾT TÁC DỤNG CỦA VIỆC KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 1 BẢN PHOTO PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG CỠ TO. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ; TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1 . Kiểm tra bài cũ - Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã làm ở tiết trước. - Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật đã làm ở tiết trước. Nhận xét , cho điểm . Nhận xét phần kiểm tra . - HS 1 trả lời - Lớp nhận xét - HS 2 trả lời - Lớp nhận xét 1’ 18’ 5’ 6’ 2 . Bài mới : Giới thiệu bài : Trong cuộc sống chúng ta cần có những giấy tờ cần thiết. Có những loại giấy tờ chúng ta cần phải viết nhưng cũng có những loại giấy tờ có mẫu sẵn mà khi viết chúng ta chỉ cần điền vào những nội dung cần thiết vào chổ trống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điền vào giấy tờ đã có mẫu in sẵn . Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp . Làm bài tập 1. - GV treo tờ phiếu phóng to lên trên bảng và giải thích một số cột. - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm một số bài làm tốt. b . Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm . Làm bài tập 2: GV nhận xét chung và kết luận :Ta phải khai báo tạm trú, tạm vắng để giúp chính quyền địa phương quản lí những người địa phương mình tạm vắng, những người địa phương khác đến tạm trú. Khi cần thiết các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra xem xét Hoạt động 3 : - Sắm vai . - GV nêu tình huống để HS thực hiện dưới hình thức sắm vai. - Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe - 1 HS đọc to yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK. - 1 HS đọc nội dung phiếu . - 1 HS lên bảng làm vào phiếu phóng to, cả lớp làm bài vào phiếu. - Nhận xét, sửa bài làm của bạn trên bảng . - Một số HS trình bày miệng bài làm, lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung - HS lắng nghe. - Lớp chia thành hai đội A và B . - Các đội bốc thăm, thảo luận xây dựng nội dung rồi thực hiên sắm vai . - Tình huống 1: mọi người chấp hành tốt việc khai báo tạm trú, tạm vắng - Tình huống 2: mọi người chưa chấp hành tốt việc khai báo tạm trú, tạm vắng - Các đội trình bày trước lớp . - Cả lớp theo dõi, nhận xét 4’ 3. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương . - Dặn chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật ) bằng cách quan sát trước các bộ phận của một con vật mà em yêu thích . - Lắng nghe

File đính kèm:

  • docTap lam van lop 4.doc