Giáo án lớp 4 môn Tập đọc - Tuần 19 - Bốn anh tài (Tiết 2)

. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Đọc

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay, Đóng Cọc, Lấy Tai, Tát nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng ở những chỗ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

2. Hiểu:

- Từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ, bảng phụ, phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc32 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập đọc - Tuần 19 - Bốn anh tài (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ * Bài 2 : Đặt câu với một từ trong các từ nối trên VD: Bùi Xuân Phái là một nghệ sĩ tài ba. - Học sinh chúng em là tài sản lớn nhất của đất nước. - Đất nước ta có nhiều tài nguyên quý giá. - Bạn Phong thật tài giỏi. * Bài tập 3 (11) Tìm trong các từ ngữ dưới đây những câu ca ngợi trí tuệ của con người. Lời giải Câu a: Người ta là hoa đất Câu c: Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan * Bài 4(11) Câu a: Người ta là hoa của đất. Câu b: Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ Có tham hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. Câu c: Nước lã ..mới ngoan. Ca ngợi người có hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nê việc lớn. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục đích yêu cầu 1. Củng cố cho HS nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. 2. Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. II. đồ dùng dạy học - Bút dạ, giấy khổ to III. Các hoạt động chủ yếu A. KTBC + Đọc mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn miêu tả cái bàn học ?( 2 HS) - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Nội dung bài mới * Bài 1 (12) - HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - Bài tập yêu cầu gì? - 1 HS đọc to bài “ Cái nón- SGK + Yêu cầu a là gì? - HS đọc thầm bài, suy nghĩ làm việc cá nhân - HS phát biểu , lớp nhận xét đánh giá + Có mấy cách kết bài? + Kết bài ở “ Cái nón” thuộc kiểu kết bài nào? - HS phát biểu - GV chốt: Có 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) * Bài 2 (12) - 3HS nối tiếp đọc 3 đề trong SGK. -1 HS đọc yêu cầu đề bài + Bài tập yêu cầu gì? - HS suy nghĩ làm bài - Viết vào vở - 2 HS lên bảng viết bài - HS nối tiếp đọc bài - GV nhận xét. ? Bài nào viết hay nhất? * Bài 1(12): - Đọc bài văn “ Cái nón”. - Trả lời câu hỏi a, Xác định đoạn kết bài b, Theo em đó là kết bài gì? Lời giải: a, Đoạn Kết bài : ‘ Má bảo: “ Có củadễ bị méo vành.” b, Cách kết bài: Kiểu mở rộng Căn dặn của mẹ: ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ * Bài 2 (12): Cho các đề bài: Nội dung - SGK Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn và làm 1 trong những đề trên. VD: Kết bài tả cái bàn học Suốt gần 4 năm gắn bó với chiếc bàn học xinh xắn, em thầm nghĩ : “ Mọi thành công trong học tập của mình hôm nay đều có phần đóng góp không nhỏ của chiếc bàn này”. Em tự nhủ sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lại sự giúp đỡ thầm lặng của chiếc bàn đối với mình. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - VN: Viết hoàn thiện kết bài và chuẩn bị cho bài sau. Toán Tiết 95 :Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành. - Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ, phấn màu, SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hình bình hành có đặc điểm gì? ? Nêu cách tính S và công thức tính S của hình bình hành? - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Hướng dẫn HS luyện tập ở lớp: * Bài 1 - GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi(2’) và nêu ý kiến ( chỉ trên bảng ). ? Cặp cạnh đối diện ở các hình? - HS nhận xét, góp ý. GV chốt kết quả đúng. ? Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau? Hình chữ nhật có đặc điểm gì khác với hình bình hành? * Bài 2 - HS đọc yêu cầu BT và quan sát bảng. ? Bài cho biết gì? Hỏi gì? - HS làm bài 2HS lên bảng thi làm bài nhanh, đúng. - Lớp đối chiếu bài và nhận xét. ? Để tìm S hình bình hành cần làm như thế nào? Đơn vị đo? * Bài 3 - GV vẽ hình và cho HS nhận xét. ? Hình bình hành có những số đo cạnh nào đã biết? Nêu những cặp cạnh bằng nhau ở hình bình hành? Vậy để tìm chu vi hình bình hành ta làm thế nào? - GV ghi công thức, HS đọc thuộc. - Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài tập. 2HS lên bảng thực hiện. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. HS đổi chéo vở bài tập. * Bài 4 - HS đọc đề bài và tóm tắt. ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Cả lớp làm bài. 1 HS lên bảng chữa bài. - HS khác đối chiếu bài nhận xét và kiểm tra. GV chốt kết quả. ? Tại sao S mảnh đất = 1000 dm2 ? ? Cách tìm S hình bình hành? *Bài 1Nêu tên cặp cạnh đối diện. A B E G M N D C Q P H K hình 1 hình 2 hình 3 * Bài 2 Viết vào ô trống. Độ dài đáy 7 cm 14 dm 23m Chiều cao 16 cm 13 dm 16m S hbh 112 cm2 182 dm2 368 m2 * Bài 3 P = ( a + b ) x 2 P: chu vi hình bình hành a,b : độ dài 2 cạnh liền kề của hình bình hành ( cùng đơn vị đo ) a/ P1 = ( 8 + 3 ) x 2 = 22 ( cm ) b/ P2 = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( dm ) * Bài 4 Bài giải: S của mảnh đất đó là: 40 x 25 = 1000( dm2 ) Đáp số: 1000 dm2 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại các dạng bài tập vừa ôn luyện. - Nhận xét giờ học - Giao BT về nhà: 1,2,3,4 Khoa học. Tiết 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão I . mục tiêu Sau bài học, HS nắm: - Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ. - Bảo vệ môi trường : Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập; hình ảnh về các cấp gió, thiệt hại do bão gây ra. III. Các hoạt động chủ yếu A. KTBC + Mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao lại có gió? - Nhận xét, cho điểm B. bài mới 1. Giới thiệu bài: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão. 2. Nội dung bài mới * Hoạt động 1: (Nhóm 4)Một số cấp độ gió - Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió to, gió giữ. Bước1: HS đọc SGK về người đầu tiên ngĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp. - Bước 2: + HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 SGK hoàn thành bài trong phiếu học tập. + Gv: Chia lớp thành 8 nhóm và phát phiếu. Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây tên cấp gió phù hợp với đọn văn mô tả về tác dụng của gió. ( Phiếu học tập kèm theo) - Cấp 5: Gió khá mạnh - Cấp 9: Gió dữ - Cấp 0: Không có gió - Cấp 7: Gió to ( bão) - Cấp2: Gió nhẹ * Hoạt động 2: (Nhóm 2)Sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão - Mục tiêu BVMT: Nói những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão - Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi: 1. Nêu những dấu hiêu đặc trưng của gió? 2. Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão? Bước 2: HS trình bày Lớp nhận xét bổ sung 3.ở địa phương em đã xảy ra bão chưa? Hãy nêu những thiệt hại do bão gây ra ? 4. Hãy nêu những việc em đã và sẽ làm để bảo vệ môi trường góp phần phòng chống bão? 5. Để giúp ngưòi dân ở những vùng bão em đã và sẽ làm gì? * Sự thiệt hại do bão gây ra - Gió liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. - Thiệt hại về nhà cửa, người, hoa màu, cây cối. * Cách phòng chống bão -Theo dõi bản tin thời tiết - Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đè phòng tai nạn do bão gây ra. - Khi cần , mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Học thuộc mục bạn cần biết Thể dục Bài 38: Đi theo chướng ngại vật thấp. Trò chơi : “ Thăng bằng”. I. Mục tiêu - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu học sinh thực hiện thành thục kỹ năngnày ở mức tương đối chủ động. - Học trò chơi “Thăng bằng” II. Địa điểm phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, kẻ sân trước III. Các hoạt động chủ yếu Nội dung 1. Phần mở đầu - GV: nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - HS chạy chậm 1 hàng dọc theo nhịp hô của cô giáo xung quanh vị trí tập. - Trò chơi: Chui qua hầm - Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động. 2. Phần cơ bản a, Đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau. - Cả lớp thực hiện 2 - 3 lần - Cả lớp thực hiện liên hoàn các động tác theo lệch của cô giáo. - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp ( 2 hàng dọc) b,Trò chơi vận động - Học trò chơi “Thăng bằng” - GV: Cho HS khởi động khớp cổ tay, chân, đầu gối, khớp hông. Gv: Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi + Cách nắm cổ chân để co chân + Cách di chuyển trong vòng tròn + Cách giữ thăng bằng - GV: Điều khiển chung và làm tổng trọng tài. - Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp. 3. Phần kết thúc - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu. - Hệ thống lại bài - Về nhà ôn các động tác cơ bản Đ.lượng 1 -2 phút 18 - 22 phút 5phút Phương pháp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt tuần 19 Chủ đề : “mừng đảng – mừng xuân” I/Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa. - Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ. - Phát động phong trào thi đua “Mừng Đảng – Mừng Xuân” II/Nội dung. 1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ. 2/Kết quả các mặt hoạt động. Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua: + Đồng phục tương đối đầy đủ có ý thức mặc đồng phục. + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là: Lâm, Nhật Hưng, Hồ, Hữu Hưng. + Vệ sinh lớp tốt. + Hay mất trật tự trong giờ học: Nhật Hưng, Khánh, Thưởng, Trung. + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ. 3/Lớp trưởng nhận xét chung: - Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở. - Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ. - Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng. - Đồ dùng học tập chưa đầy đủ - Nề nếp tự quản chưa có 4/Giáo viên nhận xét,đánh giá. - Như ý kiến lớp trưởng. - Một số em cần trấn chỉnh nền nếp xếp hàng ra vào lớp cũng như hoạt động múa hát tập thể giữa giờ. 5/Phương hướng tuần tới: - Duy trì sĩ số lớp. - Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra. - Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường. - Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức tự quản. - Phát động phong trào: “Mừng đảng, mừng xuân”

File đính kèm:

  • docTuan19.doc