- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Dọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Hiểu từ ngữ trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh tài.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
22 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập đọc - Tuần 19: Bốn anh tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV chấm điểm.
d- Tìm hiểu ý nghĩa chuyện:
- Các câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì?
đ- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương HS kể hay, kể tốt.
- Về tìm thêm chuỵen khác kể cho người nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề.
- HS nêu.
...nói về một người có tài.
- HS đọc các từ trọng tâm.
- HS đọc gợi ý.
- HS nêu.
- HS đọc dàn ý.
- HS kể theo nhóm đôi.
- HS kể trước lớp.
- HS khác nhận xét bạn kể.
- HS nêu.
______________________________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 1năm 2006
Tập đọc
Trống đồng Đông Sơn.
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó
- Biết đọc diễn cảm bài vănvới giọng cảm hứng tự hào ca ngợi.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn, nhân bản, chim lạc, chim hồng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đông Đông Sởnất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt nam.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh trống đồng Đông Sơn.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
- HS đọc bài:Bốn anh tài.
- Nêu nội dung phần 2?
2- Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài:Trong bài tập đọc hôm nay các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là Trống đồng Đong Sơn.
b- Luyện đọc đúng:
- Gọi một HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối đoạn.
- Rèn đọc đoạn
+ Đoạn 1:
Đọc đúng hươu nai.
Đọc đúng câu dài:” niềm tự hào...ta/ ...Đông Sơn/... phong phú//.
Em hiểu chính đáng nghĩa là gì?
Đọc phần chú giải cho cô từ văn hoá Đông Sơn?
GV hướng dẫn đọc cả đoạn.
+ Đoạn 2:
Đọc đúng câu dài: “Bên cạnh...ấy/ ...la/.. Lạc/...Hồng/...tăng//
Giải nghĩa các từ hoa văn, vũ công, nhânbản, chim Lạc, chim Hồng.
Hướng dẫn đọc cả đoạn
- GV hướng dẫn đọc cả bài : Đọc đúng cả bài trôi chảy, ngắt nghỉ đúng như đã hướng dẫn
- GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1:
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Mặt trống được trang trí như thế nào?
- ChôngS quan sát mặt trống.
-> Đó là vẻ đẹp của nền văn hoá cổ xưa.
+ Đoạn còn lại.
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
-> GV giảng dựa vào tranh hoặc hình ảnh trống phóng to
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
- Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về văn hoá , bản sắc dân tộc Việt nam qua bộ trống đồng Đông Sơn?
-> Đó chính là nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm toàn bài giọng tự hào. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi trống đồng Đông Sơn...
- GV đọc mẫu.
- 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Bài chia 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnhươi nai có gạc.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc nối đoạn.
- HS đọc câu
- HS đọc câu
- HS đọc đoạn.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc đoạn theo dãy.
- HS đọc câu
- HS đọc chú giải.
- HS đọc đoạn theo dãy.
- HS đọc nối đoạn theo nhóm đôi.
- HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm.
.. đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ...
...giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm...
- HS đọc thầm.
...lao động đánh cá...
...Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn.
... vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hao văn đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa...đó là minh chứng nói lên rằng dân tộc Việt nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời.
... bộ trống đồng Đông Sơn đa dạng phong phú ...là niềm tự hào của người Việt Nam.
- HS nhắc lại.
- HS đọc đoạn mình thích.
- HS đọc cả bài.
e- Củng cố dặn dò.
- Nêu nội dung bài?
- Về đọc kĩ bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tập làm văn
Miêu tả đồ vật.
I- Mục đích yêu cầu:
- Thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật- Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần( mở bai, thân bài, kết luận), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ một số đồ vật trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?Nêu rõ từng phần?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: Các em đã biết cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật và trong phần mở bài của bài văn miêu tả đồ vật các em giới thiệu đồ vật cần tả. Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh để miêu tả một đồ vật nhé.
b- Hướng dẫn HS thực hành.
- GV chép đề: Hãy tả một đồ vật gần gũi với em nhất. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
- Xác định trọng tâm của đề?
- Cho HS đọc đề.
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
c- HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm.
d- Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về chọn một trong số các đề bài/ 18 viết một bài văn
_____________________________________________________________
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2006
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ.
I-Mục đích yêu cầu
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS
- Cung cấp ch o HS một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, từ điển.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
- Đặt một câu kể Ai làm gì? Chỉ ra đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài... ghi tên bài
b- Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1/19
- GV nhận xét.
-> Những từ ngữ đó thuộc chủ đề nào?
Bài 2/ 172
Kể tên các môn thể thao mà em biết?
- Các môn thể thao này có tác dụng gì cho sức khoẻ?
Bài 3/11
- GV chấm điểm nhận xét.
- Các thành ngữ đó có thuộc chủ điểm sức khoẻ không?
Bài 4/11
-> GV nhận xét bổ sung thêm nếu HS không trả lời chính xác
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc mẫu
- HS làm VBT.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày theo nhóm đôi.
- HS đọc lại các từ trong bài 1:
a) tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy,ăn uống điều độ, an dưỡng, nghỉ mát...
b)vạm vỡ lực lưỡng, cân đối rắn rỏi, cường tráng, nhanh nhẹn, dẻo dai...
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng: Bóng đá, bầu dục, bóng chuyền, nhảy cao...
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- HS đọc lại các thành ngữ.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu.
- Hểutao đổi nhóm đôi
- HS trình bày câu trả lời.
e- Củng cố dặn dò:
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề sức khoẻ?
- Chuẩn bị bài sau
______________________________________________
Chính tả( nghe viết)
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn( ch/tr;uôt/uôc).
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
- H viết bảng con: sinh vật, sắp xếp, bổ sung.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: ...Hôm nay cô hướng dẫn các em viết bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
b- Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc mẫu.
- GV hỏi: Ai là người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su?
- GV hướng dẫn các từ khó:
+ nẹp sắt( ăt khác ăc)
+ Đân- lớp, nước Anh.( viết hoa tên riêng)
+ suýt.
- Gọi HS đọc từ khó
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng con.
c- Viết vở:
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài
- GV đọc cho HS sóat lỗi.
- Kiểm tra lỗi.
d- Hướng dẫn chấm chữa.
- Hướng dẫn chữa lỗi.
- GV thu chấm.
đ- Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 2( a)/14.
- Cho HS làm vở
- GV chữa trên bảng phụ.
- Phần b: HS làm SGK
Bài 3/15.
- Cho HS làm VBT.
- GV nhận xét, chữa.
- HS đọc.
- HS viết bảng.
- HS nêu tư thế ngồi viết.
- HS viết vở.
- HS soát lỗi hai lần.
- HS ghi lỗi ra lề.
- HS tự chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở: Các chữ điền đúng là: chuyền, trong, chim, trẻ
- Các từ đúng: cuốc, buộc, thuốc, chuột.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT.
- HS đọc cả bài.
e- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về chữa lỗi còn lại.
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2005.
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu . Nét mới ở Vĩnh Sơn .
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống .
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em ( GV và HS sưu tầm )
- Bảng phụ ( hoặc khổ giấy to ) viết dàn ý của lời giới thiệu .
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra
- Trong học kỳ 1, các em đã học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục của địa phương
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: ... ghi tên bài
b- Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1/19
- Các em hãy đọc thầm bài văn.
- Bài 1 có mấy yêu cầu.
- GV nhận xét, giúp HS nắm được dàn ý bài giới thiệu.
-> Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu về một bài giới thiệu.Dựa vào bài mẫu đó các em có thể lập một dàn ý.
- Một em nhắc lại dàn ý một bài văn?
+ Mở bài bài văn này nêu ý gì?
+ Thân bài nêu ý gì?
+ Kết bài nêu ý gì?
- GV treo dàn ý trên bảng phụ, HS đọc dàn ý.
Bài 2/ 19
- Đề bài yêu cầu gì?
- Em nên kể về những nét đổi mới gì?
- Khi kể em cần chú ý dựa vào dàn ý ở bài 1 để làm.
- GV nhắc nhở HS khi làm bài
- GV hướng dẫn HS nhận xét: các em hãy nhận xét bài của bạn về nội dung, câu văn, cách dùng từ, cách diễn đạt.
- GV tuyên dương những HS giới thiệu về dịa phương mình tự nhiên.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm bài văn.
- Có hai yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
a) Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn...
b) Những nét đổi mới: đã biết trồng lúa nước, nghề nuuoi các phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện...
- HS nêu.
...giới thiệu chung về địa phương.
...giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương.
...nêu kết quả đổi mới.
- HS đọc yêu cầu.
...phát triển phong trào trồng cây...
- HS trình bày.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
d- Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________________
File đính kèm:
- Tieng viet 19,20.doc