1.Đọc thành tiếng : Đọc đúng, các tiếng từ khó : cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu, chỗ mai phục - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu giữa cụm từ, nhận giọng các từ ngữ gợi cảm - Đọc diểm cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung
2. Đọc hiểu : Hiểu các từ Cỏ xước, Nhà Trò, bự, hướng ăn, ăn hiếp, mai phục.
- Hiểu nội dung câu chuyện Ca ngợi lòng hào hiệp, thương yêu người khác,sẵn sàng bên vực kẻ yếu của dế Mèn.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh SGK phóng to - Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc - Truyện kể Dế Mèn phi lưu kí Tô Hoài
187 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập đọc - Dế mèn bên vực kẻ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày tận số
+ tranh 5 : Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay nạy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu
- Hs kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm ( trao đổi ý nghĩa câu truyện )
+ HS thi kể trước lớp (mỗi nhóm 2 -3 em nối tiếp nhau kể)
+ Hs kể toàn bộ câu chuyện (2hs)
+ Mỗi kể và nói ý nghĩa câu chuyện đàm thoại về nội dung ý nghĩa câu chuyện
+ Bình chọn nhóm kể hay nhất
------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
I) Mục tiêu:
1) Đọc lưu loát toàn bài
- Đọc đúngcác từ ngữ khó ảnh hướng đén phát âm địa phương
- biét đọc diẽn cảm bài thơ với giọng kẻ chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn các câu thơ kết bài
2) Hiểu ý nghĩa bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi đièu tốt đẹp nhất
3) Học thuộc lòng bài thơ
II) Đồ dùng dạy học :- tranh minh hoạ bài tập đọc sgk phóng to
- bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 hs lên đọc bài chuyện bốn mùa và trả lời câu hỏi
2) dạy học bài mới :
Giới thiệu đề ghi đề lên bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a) luyện đọc : - Hs đọc nối tiếp nhau 7 khổ thơ (2 -3 lượt ) – GV kết hợp sữa lỗi néu có
- HS luyện đọc theo cặp
- Hs đọc cả bài
+ Gv đọc diễn cảm bài thơ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hỏi 1: trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên ?
Hỏi 2 : Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời ?
Hỏi 3: Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ?
Hỏi 4 : Bố giúp trẻ em những gì ?
Hỏi 5 : Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
- Yêu cầu hs nêu ý nghĩa bài thơ
- HS đọc nối tiếp bài thơ
- HD học sinh đọc diẽn cảm một khổ thơ tiêu biẻu theo trình tự
+ GV đọc mẫu – HS luyện đọc theo cặp – Thi đọc diễn cảm trước lớp )
+ HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
+ HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ và cả bài
3) Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiét học – yêu cầu hs tiếp tục học thuộc bài thơ
- HS thực hiện yêu cầu
- HS luyện đọc nối tiếp
- Hs thực luyện đọc theo cặp
- HS đọc
- trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đát lúc nào đó chỉ có toàn trẻ em, cảnh vật trống vắng, trụi trần không dáng cây ngọn cỏ
- HS đọc khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi
- Để trẻ nhìn cho rõ
- vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng chăm sóc
- giúp trẻ hiểu biét, bảo vệ cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ
- Dạy trẻ học hành
+ Hs đọc thầm bài thơ suy nghĩ tìm ý nghĩa của bài thơ
- Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em . trẻ em cần được yeu thương, chăm sóc, dạy dỗ, tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em . mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến giúp đở trẻ em
+ HS đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
----------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài Trong bài văn miêu tả đồ vật
I) Mục tiêu :
1) Củng cố nhận thức về 2 kiẻu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp)trong bài văn tả đồ vật
2) Thực hành viết một đoạn mở bài cho đoạn văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên
II) Đồ dùng dạy học :
- bảng phụ viét sẵn nội dung cần ghi nhớ ở 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hai hs nhắc kién thức 2 cách mở bài mieu tả đồ vật (trực tiếp và gián tiếp )
2) Dạy học bài mới :
- Giới thiệu ghi đề lên bảng
* hoạt động 1 : Hướng dẫn hs luyện tập
Bài 1
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập
Bài tập 2
- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hs trao đổi nhóm viết
3) Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học
- Hs thực hiẹn yêu cầu
+ HS đọc thầm từng đoạn mở bài trao đổi nhóm tìm hiẻu điểm giống và khác nhau của các đoạn mở bài
Điểm giống nhau : các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách
+ Điểm khác nhau : Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) : giới thiệu ngay đồ vật cần tả
- Đoạn c (mở bài gián tiếp) : nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả
+ HS dán phiếu lên bảng lớp , đọc kết quả cả lớp nhận xét bình chọn những đoạn hay
+ Ví dụ : (MB trực tiép): Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm nay
ví dụ :(MB gián tiếp ) : tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi, ở đó tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nỗi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi .
------------------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : tài năng
I) Mục tiêu :
1) Mở rộng vốn từ của hs thuộc chủ điểm trí tuệ tài năng biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
2) Biét được một số câu tục ngữ gắn liền với chủ điểm
II) Đồ dùng dạy học :
- Từ điễn tiếng Việt hoặc phô vài trang phục vụ bài học
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết trước
2) Dạy học bài mới :
Giới thiệu ghi đề lên bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 – HS đọc nội bài tập
- Yêu cầu hs trao đổi nhóm
- Trình bày kết quả
Bài 2: yêu cầu hs đọc đề bài
Bài 3 : - Hs đọc yêu cầu bài
Bìa 4 : - HS đọc yêu cầu đề bài
- GV giúp hs hiểu nghĩa bóng
- câu a: Người ta là hoa đất
- câu b: chuông cói đánh mới kêu / Đèn có khêu mới tỏ .
- Câu c: Nước lã mà vã nên hồ / tay không mà nỗi cơ đồ mới ngoan
- HS thực hiện yêu cầu
- tài có nghĩa : “ Có khả năng hơn người bình thường” (tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng)
- Tài có nghĩa là “tiền của” (tài nguyên, tài sản, tài trợ )
+ ví dụ : Bùi xuân phải là một hoạ sĩ tài hoa ./ đoàn địa chất đang thăm dò tài vùng núi phía Bắc
a) Người ta là hoa đất
b) Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
+ Ca ngợi con người là tinh hoa. Là thứ quý giá nhất của trái đất
+ Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình
+ Ca ngợi những từ hai bàn tay trắng , nhờ có tài có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn
- Hs nối tiếp nhau nói câu tục ngữ các em thích và giải thích lý do (ví dụ : em thích câu : người ta là hoa đất vì chỉ bằng 5 chữ ngắn gọn câu tục ngữ đã nêu được mọt nhận định rất chính xác về con người / Em thích câu nước lã mà vã nên hồ ....vì hình ảnh nước lã vã thành hồ trong câu tục ngữ rất hay / Em thích câu chuông có đánh ... vì hình ảnh chuông đèn .. làm cho người nghe rất dễ hiẻu lời khuyên của câu tục ngữ )
3) Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Luyện tập xây dạng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I) Mục tiêu :
- 1) Củng cố kiến thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật
2) thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật
II) Đồ dùng dạy học
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc các đoạn bài trả trực tiếp và gián tiếp trong bài miêu tả bài tập 2 tiết tập làm văn trước
2) Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài ghi đề len bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện tập
Bài 1:
Hs đọc nội dung BT1 cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
Bài tập 2
HS đọc đề bài
- cả lơp suy nghĩ chọn đề bài để miêu tả (là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường)
- HS thực hiẹn yêu cầu
Câu a: Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài
- Má bảo : “ Có của phải biết giữ gìn thì được mới lâu bền” vì vậy, mỗi khi đi đâu về tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường, không khi nào tôi dùng nón dể quạt vì quạt như thế nón dễ méo vành
Câu b : Xác định kiẻu kết bài (đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ : ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ
+ HS làm trên giấy dán lên bảng lớp
- Nhận xét, sửa chữa bình chọn hs viét kết bài mở rộng hay nhất, cho điểm
----------------------------------------------------------------
Tuần 20
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc
Bốn anh tài
I) Mục tiêu :
1) Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài , biết thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diẽn cảm bài văn kể giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện : Hồi hộp ở đoạn đầu gấp gấp, dồn dập, ở đoạn tả cuộc chiến quyết liệt chống yêu tinh, chậm rải khoan thai ở lời kết
2) hiểu các từ ngữ mới : núc nác, núng thế
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sức khoẻ tài năng tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phụcyêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu khây
II) Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 -3 hs đọc chuyện cổ tích về loài người
2) Dạy học bài mới :
- Giới thiệu ghi đề lên bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a) luyện đọc : Học sinh nối tiếp đọc đoạn 2 của bài (đoạn 1 : 6 dòng đầu , đoạn 2 còn lại )
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm cả bài (nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm ; vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lê lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên nỗi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, khoét máng, quy hàng....
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
- Chia nhóm hs tìm hiểu bài (mỗi nhóm đọc thầm từng đoạn gắn liền với câu hỏi)
Hỏi 1: tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
Hỏi 2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
Hỏi3: thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
Hỏi 4 Vì sao anh em Cẩu khây chiến thắng được yêu tinh ?
Hỏi 5: ý nghĩa của câu chuyện này là gì ?
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp – HD hs tìm đúng giọng đọc bài văn
- luyện đọc diẽn cảm đoạn (GV đọc mẫu – hs luyện đọc theo cặp – thi đọc )
3) Củng cố dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học
- HS thực hiện yeu cầu
File đính kèm:
- Giao an TV lop 4 Tuan 1 Tuan 18.doc