Giáo án lớp 4 môn Rèn luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

- Kiểm tra: Gọi HS lên bảng làm bài tập.

Nhận xét.

II- Dạy bài mới:

 1) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết rèn

 2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 1:

Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu sau:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

 - Hướng dẫn HS làm việc theo cặp

 - GV nhận xét từng cặp

 

Bài tập 2:

 - Hướng dẫn HS tìm 2 tiếng bắt vần nhau

 - Yêu cầu HS viết 2 tiếng bắt vần ra bảng con

 

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Rèn luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng A- Mục đích, yêu cầu 1. Rèn cho học sinh cách Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học. 2.Rèn kỹ năng xác định 2 tiếng bắt vần nhau trong thơ. b- Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Kiểm tra: Gọi HS lên bảng làm bài tập. Nhận xét. II- Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết rèn 2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu sau: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Hướng dẫn HS làm việc theo cặp - GV nhận xét từng cặp Bài tập 2: - Hướng dẫn HS tìm 2 tiếng bắt vần nhau - Yêu cầu HS viết 2 tiếng bắt vần ra bảng con - GV nhận xét, kết luận. Bài tập 3: Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu sau Để nguyên, lấp lánh trên trời Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày. - Hướng dẫn để HS làm bài vào vở - GV nhận xét và chốt lời giải Bài 4: Tìm 2 tiếng bắt vần nhau - GV nhận xét và kết luận Bài 5: - Hướng dẫn để HS thi giải đúng giải nhanh (phân tích các dữ kiện => tìm đáp án) GV nhận xét và kết luận - 2 HS lên bảng phân tích 3 bộ phận của tiếng ở câu: Có chí thì nên - 1 em đoc nội dung bài 1 và mẫu Ngược = (âm) ng + (vần) ươc + (thanh) nặng - Học sinh làm việc theo cặp đôi - Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét và bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập - HS ghi kết quả ra bảng Xuôi – mười => vần uôi – ươi - Nhận xét - Đọc yêu cầu của bài tập - 1 em lên bảng làm , lớp làm vào vở - Lớp nhận xét và đổi vở để kiểm tra - HS đọc yêu cầu bài tập - Học sinh trả lời (bảng con) Trời – bơi => vần ơi - Vài HS đọc yêu cầu bài tập - HS thi giải đúng, nhanh (bảng con) Sao - ao D- Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: - Nêu cấu tạo của tiếng? - Nhận xét giờ học 2- Dặn dò: - Về nhà học bài và xem trước bài sau rèn kể chuyện đã nghe, đã đọc A- Mục đích, yêu cầu 1.Kể lại bằng ngôn ngữ của mình chuyện: Nàng tiên ốc. 2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. B- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra bài cũ Yêu cầu Hs đọc thuộc bài thơ: Nàng tiên ốc và nêu ý nghĩa - GV nhận xét. III- Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết rèn 2) Hướng dẫn học sinh kể chuyện - GV đọc diễn cảm đoạn nói về nghề nghiệp của bà lão + Bà lão sinh sống bằng nghề gì? Hướng dẫn kể: Vd: Ngày xửa ngày xưa, có một bà cụ rất nghèo khổ, bà chuyên làm nghề mò cua bắt ốc để kiếm ăn cho qua ngày. + Thấy ốc đẹp bà làm gì? Vd: Một hôm, bà mò được một con ốc rất kỳ lạ. Đó là một con ốc màu xanh biếc không giống bất kỳ một con ốc nào khác. Bà lấy làm lạ nên không bán nữa mà mang về thả vào một chum nước sạch để nuôi. * Tương tự mỗi câu hỏi gợi mở Gv lại cho học sinh tập kể bằng lời của mình. + Bà lão đi làm trong nhà bà xảy ra chuyện gì? + Bà lão đã làm gì? +Vì sao bà đập vỏ ốc đi? + Câu chuyện kết thúc ra sao? 3) Hướng dẫn kể tòn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện. + Thế nào là kể bằng lời của em? a)Kể chuyện theo cặp b) Thi kể chuyện - GV nhận xét - Hát - 2 em thuộc lòng bài thơ: Nàng tiên ốc. - ý nghĩa: ở hiền gặp lành - Nghe giới thiệu- mở sách - HS nghe, quan sát tranh. - 3 em đọc lại - Nghề mò cua bắt ốc - Thả ốc vào chum nuôi - Nhà cửa sạch sẽ, lợn đã ăn no, cơm nấu sẵn, vườn sạch cỏ - Bà rình xem, khi thấynàng tiên, bà đập bỏ vỏ ốc. - Bà lão sống hạnh phúc bên nàng tiên,thương yêu nhau như mẹ con. - Em đóng vai người kể không phải đọc thuộc bài thơ - 2 h/s trong bàn tự kể cho nhau nghe theo gợi ý câu hỏi - Trao đổi - ghi ý nghĩa chuyện - HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa - Lớp nhận xét và bầu bạn kể hay nhất D- Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: - Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện? - Nhận xét giờ học 2- Dặn dò: - Tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe Rèn Tiếng Việt Khảo sát chất lượng đầu năm Trường tiểu học điệp nông đề khảo sát chất lượng đầu năm Môn: Tiếng Việt 4 (Thời gian làm bài: 40 phút) I – Chính tả: (5 đ) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Tre Việt Nam” ( từ đầu cho đến .lá cành) III – Tập làm văn ( 5 đ ) Em hãy kể lại mmọt việc làm tốt của em góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp. Rèn Tiếng Việt : Luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc I- Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: - Luyện cho HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu ( đoạn) chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng nhân hạu, dũng cảm. Hiểu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa của truyện. 2.Rèn kĩ năng nghe: - Luyện kĩ năng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy- học - GV và học sinh sưu tầm 1 số truyện viết về lòng nhân hạu, dũng cảm - Truyện đọc lớp 4. - Bảng lớp chép đề bài KC. III- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ôn định A.Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - Giới thiệu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài 2. Luyện HS kể chuyện a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài - GV gạch dưới các từ ngữ: lòng nhân hậu, dũng cảm, nghe hoặc đọc - Gợi ý 1 là câu chuyện ở đâu ? - Gọi HS giới thiệu tên truyện b)HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức thi kể chuyện - GV nhận xét, đánh giá và chọn HS kể hay nhất. 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị nội dung tiết sau - Về nhà sưu tầm và đọc thêm những câu chuyện viết về chủ đề Dũng cảm - Hát - 2 học sinh nối tiếp kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, nêu ý nghĩa của chuyện - HS đưa ra các truyện đã sưu tầm. - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm - 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý - Truyện trong SGK - Lần lượt nhiều em giới thiệu câu chuyện đã đọc hoặc đã sưu tầm. - Chia nhóm thực hành kể trong nhóm - Lần lượt nhiều em kể chuyện, nêu ý nghĩa của chuyện - Mỗi tổ cử 2 em thực hành thi kể chuyện trước lớp sau đó nêu ý nghĩa của chuyện. - Lớp bình chọn bạn kể hay Sinh hoạt lớp – tuần I – mục đích, yêu cầu - Giúp học sinh nhận ra những ưu điểm đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục: nề nếp, học tập, lao động vệ sinh, các hoạt động tập thể. - Đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần tới II – Nội dung sinh hoạt. Lớp trưởng điều hành giờ sinh hoạt ổn định tổ chức. Hát tập thể: 1 – 2 bài Giới thiệu các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ mình 2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ mình - Tổ 1: .. .. - Tổ 2: .. .. - Tổ 3: .. .. - Tổ 4: .. .. 3. Lớp phó học tập nhận xét chung. - Tình hình học bài ở nhà: . - Tình hình học bài trên lớp:. . 4. Lớp phó lao động nhận xét. - Tình hình vệ sinh lớp học:. . - Tình hình tham gia lao động thường xuyên: . III. Nhận xét của GVCN .. .. .. .. IV – Kế hoạch tuần tới .. .. .. ... ..

File đính kèm:

  • docTIENG VIET 4 CA 2.doc