Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9: Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, lá

Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một vài loại hoa, lá cây đơn giản để làm họa tiết trong trang trí.

-Kỉ năng: Biết cách vẽ hoa, lá cây đơn giản và vẽ đơn giản được một bông hoa, chiếc lá.

-Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên.

* HS khá giỏi: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.

*GDMT: HS biết yêu quý cảnh đẹp và biết giữ gìn cảnh quan

II.Chuẩn bị.

Giáo viên.

- Tranh hoặc ảnh một vài loại hoa, lá đơn giản có hình dáng, màu sắc đẹp.

- Một vài loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp để làm mẫu vẽ.

- Bài vẽ trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá đơn giản.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

 

doc16 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9: Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại,... - Yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài. * Trong công việc hàng ngày vui chơi, học tập,các em cần phải giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh chung : không vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng và môi trường xung quan+ - Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình . - Vài HS trả lời - HS nêu cảm nghỉ của mình - Vài HS kể - HS lắng nghe và ghi nhớ - Học sinh chọn nội dung đề tài để vẽ tranh . - HS lắng nghe Hoạt động 2: Cách vẽ tranh . Gợi ý cách vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính trước (hoạt động của con người), vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để nội dung rõ và phong phú. - Vẽ các dáng học sinh sao cho sinh động. - Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt. - Học sinh theo dõi gợi ý cách làm bài. Hoạt động 3: Thực hành . - Quan sát lớp đồng thời gợi ý, động viên học sinh làm bài theo cách đã hướng dẫn ở hoạt động 2. - Gợi ý cụ thể đối với những học sinh còn lúng túng về cách vẽ hình và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Cùng học sinh lựa chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài. - Gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí: + Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ nội dung). + Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động). + Màu sắc (tươi vui). + Học sinh xếp loại tranh theo ý thích (Tranh nào đẹp, chưa đẹp? Tại sao?) + Giáo dục:Biết thế nào là tranh sinh hoạt ( hoạt động vui chơi của thiếu nhi, hay những việc làm giúp đỡ gia đình . *GDMT: Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi người chúng ta cần giữ gìn vệ sinh chung để có một môi trường xanh- sạch- đẹp. - HS biết giữ vệ sinh chung và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện Dặn dò. - Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước Học sinh làm bài thực hành vào vở. - Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . - Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . - Đánh giá, nhận xét bài tập + Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét - HS ghi nhớ lời dặn dò của giáo viên =========T]T======== Ngày soạn : 12/11/2010 Ngày dạy : 15-19/11/2010 Tuần 13 Tiết 13 BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu. -Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. -Kỉ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng. -Thái độ: Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. * HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính phụ. *GDMT: HS biết giữ vệ sinh khi làm việc. II. Chuẩn bị. Giáo viên. - Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các năm học trước. - Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm. - Kéo, giấy màu, hồ dán (để cắt dán). Học sinh . - Vở thực hành . - Bút chì, thước kẻ, tẩy, compa, hồ dán, màu vẽ. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng của học sinh -Tiết trước các em học bài gì? - Kiểm tra bài về nhà của học sinh - GV nhận xét qua phần kiểm tra 3.Bài mới: Giới thiệu bài: - Các đồ vật đẹp nhờ trang trí ví dụ: bát, đĩa, lọ hoa...Ở bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em“Vẽ trang trí Trang trí đường diềm“ - HS hát vui - HS lấy đồ dùng giáo viên kiểm tra - Vẽ tranh đề tài sinh hoạt - HS lấy bài ra bàn Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Cho học sinh quan sát một số hình ảnh mẫu có trang trí đường diềm và gợi ý bằng các câu hỏi: + Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào? + Ngoài những đồ vật ở mẫu em còn biết những đồ vật nào thường được trang trí bằng đường diềm ? + Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm? + Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ? + Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở mẫu ? - Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình - Vài HS trả lời - 1-2 HS kể + Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông, hình tam giác,... + Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu. + HS nêu nhận xét GV tóm tắt và bổ sung nhận xét của học sinh: + Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén,... sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn. + Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều,... - Học sinh nêu lại ý chính . + Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén,... sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn. + Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều,... Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm. - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ: + Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục. + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà. + Tìm và vẽ họa tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử dụng từ 3 đến 4 màu. - Vẽ lên bảng cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho học sinh . - Học sinh quan sát theo dõi. Hoạt động 3: Thực hành . - Bài này tổ chức cho học sinh thực hành như sau: + Cho học sinh tự vẽ đường diềm. *GDMT: Lưu ý HS khi chuốt viết màu phải đúng nơi quy định để giữ vệ sinh lớp học. + Học sinh tự vẽ đường diềm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Cùng học sinh chọn một số bài trang trí đường diềm đẹp treo lên bảng để học sinh nhận xét và xếp loại - Động viên, đánh giá những học sinh hoàn thành bài vẽ. - Giáo dục: Đường diềm ứng dụng nhiều vào cuộc sống trang trí đồ vật , quần áo . Dặn dò. Chuẩn bị các vật mẫu cho bài học sau. - Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . - Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . - Đánh giá, nhận xét bài tập. + Học sinh lắng nghe giáo viên dặn dò =========TTT=========== Ngày soạn : 19/11/2010 Ngày dạy : 22-26/11/2010 Tuần 14 Tiết 14 BÀI 14 : VẼ THEO MẪU MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I. Mục tiêu. -Kiến thức: Học sinh nắm được hình dáng, tỷ lệ của hai vật mẫu. -Kỉ năng: Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. -Thái độ: Học sinh yêu thích vẽ đẹp của các đồ vật. * HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị. Giáo viên. - Một vài mẫu có hai đồ vật để vẽ theo nhóm. - Vải làm nền cho mẫu vẽ. - Bục để vật mẫu. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước. Học sinh . Vở tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mĩ thuật. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS -Tiết trước các em học bài gì? -Kiểm tra bài làm ở nhà của HS -GV nhận xét qua phần kiểm tra 3.Bài mới: - Giới thiệu bài: - Trong thời gian qua chúng ta đã học rất nhiều bài vẽ theo mẫu, nhưng các bài đó chỉ sử dụng một đồ vật, hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ mẫu có hai đồ vật. - HS hát vui - HS lấy đồ dùng ra bàn giáo viên kiểm tra - Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm - HS lấy bài ra bàn - Học sinh theo dõi Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gợi ý học sinh nhận xét hình ở SGK: + Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì? + Hình dáng, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào? + Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau? - Bày một vài mẫu (ví dụ: cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách,...) và gợi ý học sinh nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng nhìn. GV tóm tắt: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, chúng ta sẽ thấy hình khác nhau vì vậy khi vẽ chúng ta phải quan sát thật kỹ mẫu và vẽ đúng theo vị trí quan sát của mình . - Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi. - Vài HS trả lời - Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình . Hoạt động 2: Cách vẽ. - Cho học sinh chọn mẫu và đặt mẫu ở bục để vẽ. - Nhắc học sinh so sánh tỷ lệ chiều cao và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để phác khung hình chung. + Vẽ phác khung hình bao quát của từng mẫu. + Kẻ đường trục của từng vật mẫu, rồi tìm tỷ lệ của các bộ phận. + Vẽ nét chính trước sau đó vẽ chi tiết các bộ phận cho giống vật mẫu . + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Học sinh theo dõi các bước hướng dẫn cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành . Quan sát và gợi ý cho một số học sinh còn lúng túng về: - Vẽ hình . Phù hợp với phần giấy ở vở tập vẽ. - Vẽ màu. Có đậm nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gợi ý học sinh nhận xét: + Hình dáng của đồ vật nào giống với mẫu hơn? + Màu sắc. - Đánh giá, xếp loại bài vẽ. - Học sinh làm bài thực hành vào vở. - Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . - Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . - Đánh giá, nhận xét bài tập. - Đánh giá, xếp loại bài vẽ. - Giáo dục: Mỗi loại đồ vật có một vẻ đẹp riêng các em hãy quan sát để thấy rõ hơn. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . Dặn dò - Quan sát chân dung của các bạn trong lớp và những người thân trong gia đình . - Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . - Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên =========TTT=========== DUYỆT CỦA BAN GIÀM HIỆU ....................................................................................................... ........................................................................................................ ....................................................................................................... ........................................................................................................ ....................................................................................................... ........................................................................................................ Ngọc Đông 1, Ngày .......Tháng.......Năm 2010 Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docGA MT lop 4 tuan 9-14 CKT co hinh.doc
Giáo án liên quan