Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Vẽ trang trí: Chép họa tiết trang trí dân tộc

• HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.

• HS biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.

• HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy – học:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- SGK, SGV. - SGK.

- Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc. - Sưu tầm họa tiet trang trí dân tộc.

- Hình minh họa cách chép họa tiết dân tộc. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.

- Bài vẽ của HS năm trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Vẽ trang trí: Chép họa tiết trang trí dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành Trường Tiểu học “A” Tân Phú Bài 4: Vẽ trang trí š&› Môn: Mĩ thuật Tiết: 4, Lớp: 4, Tuần: 4 I/ MỤC TIÊU: HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc. HS biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc. HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH - SGK, SGV. - SGK. - Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc. - Sưu tầm họa tiet trang trí dân tộc. - Hình minh họa cách chép họa tiết dân tộc. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bài vẽ của HS năm trước. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. 2. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Ổn định lớp: B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I. Quan sát, nhận xét: HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét. Giới thiệu bài: Một trong những di sản văn hóa ông cha ta để lại đó là họa tiết trang trí dân tộc. Một nền nghệ thuật quý báu mà hầu hết các công trình mỹ thuật vĩ đại có và nó đã góp phần tạo nên gía trị cho các công trình như: Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, trang trí trên đồ gốm thời Lý, Trần, Lê, NguyễnVậy hôm nay để tìm hiểu về một số họa tiết cũng như cách thức để thức để chép được một họa tiết thì thầy sẽ dạy các em bài 4: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC. Bài 4: Vẽ trang trí CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC GV ghi tựa bài lên bảng. GV treo tranh về họa tiết trang trí dân tộc và đồng thời kết hợp với SGK, vở tập vẽ và đặt câu hỏi: - Các họa tiết trang trí là những hình gì? - Hoa, lá, con vật. - Hình hoa, lá, con vật ở họa tiết trang trí có đặc điểm gì? - Đã được đơn giảng và cách điệu. - Đường nét, cách sắp xếp họa tiết như thế nào? - Đường nét tinh tế, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ. GV lưu ý HS sự khác nhau về đường nét giữa họa tiết trang trí cua dân tộc miền núi và dân tộc miền xuôi. Ÿ Đường nét của dân tộc miền núi thì thô và chắc khỏe. Ÿ Đường nét của dân tộc miền xuôi thì mềm mại hơn. HS lắng nghe. - Công dụng của họa tiết dùng để trang trí ở đâu? - Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn áo, GV nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: « Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. HS lăng nghe. II. Cách chép họa tiết trang trí dân tộc: HOẠT ĐỘNG 2: Cách chép họa tiết trang trí dân tộc. GV treo hình minh họa các bước chép họa tiết trang trí dân tộc: v Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết. v Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết. v Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng. v Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình cho giống mẫu. v Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích. HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn cách vẽ. III. Thực hành: HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành. - GV cho HS xem bài của HS năm trước để rút kinh nghiệm trước khi vẽ. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ. - Nhắc nhỡ HS làm bài đúng phương pháp. - GV gợi ý cho HS vẽ màu theo ý thích để tạo hình vẽ cho sinh động. - Góp ý để HS chỉnh sửa để làm bài tốt hơn. HS làm bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá. GV chọn một vài bài đẹp và chưa đẹp để HS nhận xét. - Hình vẽ giống mẫu hay chưa? - HS trả lời. - Nét vẽ như thế nào? - Mềm mại, sinh động. - Màu sắc như thế nào? - Tươi sáng, hài hòa. GV nhận xét và chốt lại. HS lắng nghe. Dặn dò: Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh. RÚT KINH NGHIỆM BGH PHÊ DUYỆT Tân Phú ngày.tháng.năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docBai 4 - Chep hoa tiet trang tri dan toc.doc