I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- Học sinh biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.
Học sinh quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 24 - Tiết 24: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày dạy //2008
Tiết 24 TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
MỤC TIÊU
Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
Học sinh biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.
Học sinh quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày.
CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và bảng mẫu chữ nét đều để so sánh.
Một bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau tạo thành hình chữ nhật cạnh là 4ô và 5ô.
Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng.
HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Giới thiệu.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để học sinh phân biệt hai kiểu chữ này.
Giáo viên chỉ vào dòng chữ nét đều và tóm tắt:
+Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng, cong, nghiên, chéo hoặc tròn đều có độ dày bằng nhau, các dấu có độ dài bằng ½ nét chữ.
+Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ.
+Các nét cong, nét tròn có thể dùng compa để quay.
+Các chữ A, E, I, H, K, L, M, N, T, V, X, Y là những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang và nét chéo.
+Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O hẹp hơn là E, L, P, T hẹp nhất là chữ I.
+Chữ nét đều có dáng khỏe, chắc thường dùng để kẽ khẩu hiệu, pa nô, áp phích.
Hoạt động 2: Cách kẻ chữ nét đều.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4/57 để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng.
Giáo viên giới thiệu hình 5/57 và yêu cầu học sinh tìm ra cách kẻ chữ: R, Q, D, S, B, P.
Hoạt động 3: Thực hành:
Giáo viên cho học sinh vẽ màu vào dòng chữ nét đều ở vở thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
Giáo viên nhận xét chung về tiết học và khen ngợi.
Dặn dò học sinh:
Bài sau: quan sát quan cảnh trường học.
File đính kèm:
- Bai 24.doc