• HS hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương.
• HS biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội.
• HS vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
• HS sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- SGK, SGV. - SGK.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Một số tranh vẽ của họa sĩ và HS về lễ hội truyền thống. - Tranh ảnh về đề tài lễ hội.
- Hình minh họa các bước vẽ tranh.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài 20: Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành
Trường Tiểu học “A” Tân Phú
Bài 20: Vẽ tranh
&
Môn: Mĩ thuật
Tiết: 20, Lớp: 4, Tuần: 20
Ngày dạy: 12/01/2012
I/ MỤC TIÊU:
HS hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương.
HS biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội.
HS vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
HS sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- SGK, SGV. - SGK.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Một số tranh vẽ của họa sĩ và HS về lễ hội truyền thống. - Tranh ảnh về đề tài lễ hội.
- Hình minh họa các bước vẽ tranh. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. Phương pháp dạy – học:
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, học nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Ổn định lớp:
B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Bài 20: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
Giới thiệu bài:
GV dẫn vào bài mới.
GV ghi tựa bài lên bảng.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài.
GV treo trực quan về lễ hội và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
HS quan sát.
- Không khí trong ngày hội thì như thế nào? Thường được tổ chức ở đâu?
- Tưng bừng, náo nhiệt. Thường được tổ chức ở những nơi gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.
- Ngày hội các hoạt động có giống nhau không? Hãy kễ ra một số hoạt động trong lễ hội?
- Không. Các hoạt động trong ngày hội như: lễ hội cảnh tế cờ, rước cờ, rước kiệu, các trò chơi như: đấu vật, múa rồng, múa sư tử, ca trù,.
- Ở mỗi địa phương các lễ hội diễn ra có giống nhau không?
- Không giống nhau. Một số lễ hội tiêu biểu như: Hội làng, Rước kiệu, Hát quan họ trên thuyền rồng, Chọi gà
- Hãy quan sát ảnh trong SGK hãy kể tên các lễ hội?
- Hội làng, Rước kiệu, Hát quan họ trên thuyền rồng, Chọi gà
- Màu sắc trong các bức tranh như thế nào?
- Tươi vui, rực rỡ.
- Cách sắp xếp bố cục đẹp không? Vì sao đẹp?
- Đẹp, vì cách sắp xếp bố cục cân đối và chặt chẽ.
- Em hãy kể tên một số lễ hội ở địa phương mình mà em biết?
- HS trả lời theo sự hiểu biết.
GV nhận xét và chốt lại:
Lễ hội là những hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó thể hiện thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ,...
Từ những chủ đề trên, các em có thể chọn được nhiều nội dung để vẽ.
HS lắng nghe.
II. Cách vẽ tranh:
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh.
GV treo hình minh họa các bước vẽ không theo thứ tự. Sau đó gọi HS lên bảng sắp xếp các bước vẽ theo thứ tự, và đọc nội dung của từng bước vẽ.
v Tìm và chọn nội dung đề tài.
v Tìm bố cục, vẽ các mảng chính, phụ cho cân đối với khổ giấy.
v Tìm hình vẽ vào các mảng chính phụ cho phù hợp.
v Vẽ màu theo ý thích.
Lưu ý:
F Màu sắc phải tươi sáng cho phù hợp với nội dung đề tài.
F Nhắc nhở HS không vẽ quá nhiều hình ảnh phụ và hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà, vụn vặt.
HS lên bảng sắp xếp các bước vẽ theo thứ tự và đọc nội dung của từng bước vẽ.
GV cho HS nhận xét.
HS nhận xét.
GV nhận xét và chốt lại.
HS lắng nghe.
III. Thực hành:
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành.
Yêu cầu HS làm bài đúng phương pháp.
Gợi ý để HS tìm được nội dung phù hợp.
Góp ý để HS chỉnh sửa bài cho tốt hơn.
Giúp đỡ và hướng dẫn những HS chưa biết cách vẽ.
HS làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá.
GV chọn một số bài đạt và chưa đạt để nhận xét cùng HS.
HS tham gia nhận xét bài.
- Bố cục tranh như thế nào?
- HS trả lời theo cảm nhận của mình.
- Hình vẽ đẹp chưa?
- Màu sắc ra sao?
GV nhận xét, chốt lại và tuyên dương những bài vẽ đẹp, đồng thời khuyến khích và động viên những HS chưa hoàn thành bài vẽ.
HS lắng nghe.
Dặn dò:
Về nhà quan sát các vật dụng có ứng dụng trang trí hình tròn.
HS về nhà làm theo yêu cầu GV.
RÚT KINH NGHIỆM
BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú ngày.tháng.năm 2011
Người soạn
Nguyễn Thanh Nhàn
File đính kèm:
- Bai 20 - De tai ngay hoi que em.doc