Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 19 - Tiết 19: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết sơ lượt về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.

- Học sinh tập nhận xét để hiểu vẻ đạp và giá rị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

- Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

· GIÁO VIÊN

- SGK, SGV

- Tranh dân gian.

· HỌC SINH

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 19 - Tiết 19: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày dạy //2009 Tiết 19 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM MỤC TIÊU Học sinh biết sơ lượt về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội. Học sinh tập nhận xét để hiểu vẻ đạp và giá rị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện. Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN SGK, SGV Tranh dân gian. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu. Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lượt về tranh dân gian. Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việtt Nam. Trong đó, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trồng (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu. +Vào mỗi dịp tết đến, xuân về nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh tết. +Cách làm tranh như sau: *Nghê nhân Đông Hồ khắc hình lên bản gỗ, quét màu rồi in lên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc. *Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen, sau đó mới vẽ màu. +Đề tài của tranh dân gian rất phong phú, thể hiện các nội dung: lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tị nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhân dân. +Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế. Giáo viên cho học sinh xem qua một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàn Trống sau đó đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ về bài học. +Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàn Trống mà em biết? +Ngoài các dòng tranh trên, em còn biết thêm dòng tranh dân gian nào nữa không? Giáo viên nêu tên một số dòng tranh dân gian khác như :Làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây). Sau khi giới thiệu sơ lượt về tranh dân gian, giáo viên cho học sinh xem một số tranh trang 44,45 để các em nhận biết: tên tranh, xuất sứ, hình vẽ và màu sắc. Giáo viên nêu một số ý tóm tắt: +Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu. +Bố cục chặt chẽ có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. +Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên. Hoạt động 2: Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ). Học sinh học tập theo nhóm. -Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào? -Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? -Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh? -Hình ảnh phụ ở hai bức tranh được vẽ ở đâu? -Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào? -Hai bức tranh có gì giống nhau? Khác nhau? -Cá chép, đàn cá con, ông trăng và rong rêu. -Cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen. -Cá chép. -Ở xung quanh hình ảnh chính. *Tranh Lí ngư vọng nguyệt có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước). Đàn cá cpn đang bơi về phía bóng trăng. *Tranh Cá chép có đàn cá con vẫy vùng quanh cá chép, những bông sen đang nở ở trên. -Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi; vây, mang, vẩy của cá chép được các điệu rất đẹp. *Giống nhau: cùng vẽ cá chép có hình dáng giống nhau, thân uốn lượn như đang bơi, uyển chuyển sống động. *Khác nhau: +Hình cá chép ở tranh Hàn Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trao chuốt, màu chủ đạo là màu xanh em dịu. +Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khỏe khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ, ấm áp. Sau khi học sinh tìm hiểu về hai bức tranh, giáo viên bổ sung và tóm tắt ý chính: +Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau: cá chép và lí ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng). +Cá chép và lí ngư vọng nguyệt là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Hoạt động 3: Nhận xét – đánh giá: Giáo viên nhận xét tiết học và khen ngợi học sinh. Dặn dò học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam.

File đính kèm:

  • docbai 19.doc